Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Các chuyên gia Y Tế của chương trình "Tư vấn các bệnh về khớp" cho biết, nhiều bệnh khớp tuy chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể làm bệnh ngưng, chậm tiến triển bằng cách dùng đúng thuốc kết hợp tập thể dục và chế độ ăn uống.

Trong gần 1.500 câu hỏi gửi về các bác sĩ của chương trình nhận được rất nhiều thắc mắc về cách điều trị để bệnh khớp bớt đau khi trở trời hay những loại thuốc giúp khớp bình phục như "Mẹ cháu năm nay 56 tuổi, cao 1m55, nặng 40kg, bị viêm đa khớp dạng thấp và thoái hóa khớp gối đã hơn 2 năm nay. Cháu xin hỏi bác sĩ có loại thuốc nào giúp bệnh của mẹ cháu có thể trị khỏi hoàn toàn?".


Đa số trường hợp mắc bệnh khớp phải kiên nhẫn điều trị và sống chung cùng bệnh.

Ngoài ra, không ít trường hợp tâm sự do chữa ở bệnh viện một thời gian không thấy bệnh đỡ nên đã tự tìm lấy những phương pháp chữa khớp truyền miệng làm bệnh ngày một nặng hơn như:

"Chị gái tôi 41 tuổi bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp 10 năm, đã đến bệnh viện nhưng không đỡ nản quá nên chuyển sang uống thuốc Nam. Hiện tại bệnh của chị tôi ngày càng trầm trọng: 2 chân sưng to ở mắt cá chân, teo cơ ở hai chân và dồn lên đầu gối. Các ngón tay cong keo biến dạng và sưng to ở các khớp. Vào những ngày trở trời thì không dậy được đau toàn thân. Mong nhận được tư vấn".

Một trường hợp khác lại lo ngại uống nhiều thuốc gây teo cơ: "Em có chị gái năm nay 38 tuổi bị viêm đa khớp dạng thấp đã đến bệnh viện điều trị nhưng ngừng thuốc lại đau mà lúc nào người cũng phù nước. Bệnh này có thể điều trị khỏi được không, như thế nào vì có người nói điều trị nhiều bằng thuốc Tây sợ sau này sẽ bị teo cơ nên gia đình em rất lo lắng".

Một số bệnh nhân sau một thời gian dài điều trị bệnh rất nản lòng: “Em bị bệnh viêm khớp lúc từ năm 12 tuổi, đi chữa trị ở nhiều tiệm thuốc và phòng mạch bác sĩ riêng nhưng không khỏi (trên 20 phòng bác sĩ tư nhân Đông y và Tây y). Hiện bây giờ 2 đầu gối thì hết đau nhưng trên lưng và vai rất đau, khó khăn cho việc cử động và đi lại. Dường như bây giờ em chỉ biết sống chung với bệnh viêm khớp không có cách nào chữa trị cho hết, em điều trị đến nay đã 19 năm rồi mà không khỏi. Em xin bác sĩ tư vấn về các điều trị bệnh viêm khớp cấp của em”.

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ,bác sĩ lê Anh Thư, đến nay, nhân loại chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh khớp, cũng chưa có biện pháp nào chữa khỏi. Tuy nhiên, những tiến bộ của y học đã có thể khiến bệnh ngưng hoặc chậm tiến triển, bảo tồn chức năng vận động của khớp và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Đồng quan điểm với Phó giáo sư Lê Anh Thư, Thạc sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh cho biết điều trị bệnh khớp thường phức tạp và phải phối hợp nhiều biện pháp: điều trị triệu chứng đau và viêm (bằng thuốc kháng viêm, giảm đau), điều trị bệnh (các thuốc làm chậm tiến trình của bệnh), các thuốc hỗ trợ, các vitamin và khoáng chất, vận động trị liệu và vật lý trị liệu…

Đặc biệt, người bệnh lưu ý uống theo đúng hướng dẫn, nếu có tác dụng ngoại ý, cần thông báo cho bác sĩ biết để đổi thuốc. Trong trường hợp trầm trọng mà chữa trị bằng thuốc không được như ý muốn thì bác sĩ có thể đề nghị giải phẫu khớp. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc và làm theo mách bảo dễ bị biến chứng.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan nhận xét hiện nay việc điều trị bệnh khớp còn gặp nhiều khó khăn. Khi khớp có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên đi khám và điều trị sớm tại các chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng hiện tại, tránh để đau kéo dài dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Về các câu xin tư vấn về hiện tượng “ngừng thuốc lại đau”, bác sĩ cho biết các thuốc chống viêm chỉ là tạm thời, còn các thuốc chính để điều trị được gọi là các thuốc điều trị cơ bản (như Methotrexat, salazopyrin...) rất quan trọng, cần uống kéo dài nhiều năm do vậy người bệnh cần kiên nhẫn.

Đối với "Suy nghĩ 'điều trị nhiều bằng thuốc Tây sợ sau này sẽ bị teo cơ' là không có cơ sở. Thậm chí, nếu không điều trị đến nơi đến chốn mới gây ra hỏng khớp và teo cơ. Hiện nay, một số thuốc có hiệu quả được gọi là điều trị sinh học song khá đắt tiền. Người bệnh, đi khám đừng quên mang theo phiếu các xét nghiệm, phim X quang, đơn thuốc, giấy ra viện... đã có", bác sĩ Lan nói thêm.

Bơi lội là môn thể thao rất tốt cho khớp.

Ngoài ra, theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc, người bị bệnh khớp nói chung cần bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C, D, E, một số loại acid béo có tác dụng tốt với khớp như: Acid béo Omega-3, có nhiều trong các loại cá giàu chất béo (Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống); Vitamin C và D có khả năng cải thiện tình trạng đau xương khớp. Vitamin E như đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương có tác dụng giảm đau chống viêm. Bắp cải là loại rau được coi là cung cấp chất bôi trơn, làm linh hoạt chuyển động các khớp. Cà chua được coi là tốt cho người mắc bệnh khớp nhờ hàm lượng lycopen và chất carotenoit chống oxy hoá. Một cốc nước ép cà chua chín mỗi ngày rất cần thiết cho việc bảo vệ sụn.

Ngoài ra, một vài nhánh tỏi ăn sống hoặc chế biến cùng thức ăn cũng rất tốt cho khớp. Và nếu thích ăn các loại rau thơm như như hành, húng, mùi tây, cà rốt, rau diếp thì đó đều là những thực phẩm được khuyên dùng cho người bệnh thấp khớp.

JEX cũng là một thực phẩm chức năng tốt với người bị thoái hóa khớp vì JEX chứa UC-II giúp bổ sung collagen type II tại sụn khớp, và được coi như chế phẩm điều hòa miễn dịch trong viêm khớp dạng thấp với liều 1-2 viên mỗi ngày.

Để thiết lập chương trình tập luyện, người bị bệnh khớp nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên khởi đầu việc tập luyện với sự giám sát của chuyên viên vật lý trị liệu. Trước hết, phải làm ấm các khớp bị viêm, khởi động với các bài tập nhẹ. Sau đó, thực hiện các bài tập nặng hơn một cách từ từ với các trọng lượng nhỏ, tập thật chậm. Thêm vào đó, bệnh nhân cũng cần tránh các thói quen và những động tác sai tư thế sẽ gây hại cho khớp.

Đặc biệt, bệnh nhân nên có một tâm lý thật thoải mái, lạc quan với bệnh, xóa tan lo lắng giảm bớt áp lực và có những thư giãn cho cơ thể, như thế mới giảm gánh nặng cho xương khớp và tiến trình điều trị bệnh khả quan hơn.

Sau 10 ngày tổ chức chương trình tư vấn xương khớp báo VnExpress đã nhận được khoảng 1.500. Hơn 200 câu hỏi đã được các bác sĩ chọn lọc để trả lời trước. Chương trình sẽ ngừng nhận câu hỏi của độc giả vào lúc 12h ngày 24/2, do đó độc giả có câu hỏi, có thể gửi tại đây

Nguồn: Phương Thảo

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Hàng chục câu hỏi của độc giả VnExpress gửi tới chuyên mục "Tư vấn bệnh khớp" liên quan đến di chứng thoái hóa khớp sau khi gặp chấn thương thể thao hay tai nạn...


Khoảng 1.400 câu hỏi được độc giả chuyển tới các chuyên gia đầu ngành, sau đúng một tuần chương trình "Tư vấn xương khớp" được khởi xướng. Số lượng câu hỏi tăng dần từng ngày đặc biệt khi thời tiết chuyển sang rét đậm - điều kiện thuận lợi để bệnh xương khớp phát triển. Trong số những câu hỏi gửi về chương trình, các câu xin tư vấn về di chứng thoái hóa khớp sau khi gặp chấn thương thể thao, tai nạn chiếm một số lượng lớn. 

Nhiều độc giả lo lắng như: "Trước đây tôi có bị tai nạn chấn thương phải mổ ráp xương chân và hiện tại đi lại bị hạn chế nhiều. Tôi kiêng không làm việc nặng hay ít đi bộ. Xin hỏi khớp gối tôi có phải bị thoái hóa và có liên quan đến chấn thương trước hay không? Tôi nên làm thế nào để có thể hoạt động thoải mái hơn?".



Chủ quan trước các chấn thương là nguyên nhân phổ biến đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.


Ngoài ra, không ít trường hợp xin tư vấn vì thoái hóa khớp do những tổn thương khi chơi thể thao như: "Em từng là vận động viên môn pencaksilat. Năm 1999 em bị chấn thương ở gối, vỡ bao sụn chêm, phải mổ cắt bỏ tại bệnh viện 108. Sau đó, em làm giáo viên thể dục, phải vận động nhiều, thi thoảng lại thấy nhức, có lúc bị tràn dịch khớp gối. Khi trời lạnh, em còn bị cứng khớp. Xin hỏi bác sĩ bây giờ em phải làm thế nào vì dạy thể dục bắt buộc phải hoạt động mạnh".


Một trường hợp khác: "Cách đây khoảng hơn 1,5 năm em có chơi thể thao, do vận động quá mạnh (đá bóng, đá cầu…) nên em bị chấn thương ở vùng quanh gối phải và cảm giác hơi đau khi mỗi khi vận động. Sau khi chụp MRI gối phải, bác sĩ hình ảnh kết luận: tổn thương dây chằng chéo trước nghĩ do rách một phần dây chằng; tổn thương sừng sau sụn chêm trong độ II; tăng tín hiệu dạng đường trong xương vùng mâm chày khả năng tổn thương cũ. Mong bác sĩ tư vấn!"


Những chấn thương do tai nạn gây nhiều tổn hại đến các khớp, có thể làm vỡ bao sụn chân, tràn dịch khớp gối, rạn xương, đau khớp vai, cổ tay hay thoát vị đĩa đệm… Đặc biệt những tổn thương ở các khớp như gối, lưng rất dễ đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.


Thoái hóa khớp là một bệnh mạn tính, gây thoái hoá và biến dạng khớp do sự phá huỷ sụn khớp và hệ thống bao khớp - dây chằng, thường gặp ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể. Thoái hóa khớp có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Trong đó thoái hoá khớp thứ phát thường do sự lão hoá sớm của sụn khớp, xuất hiện sau chấn thương làm tổn thương diện khớp, hoặc từ những chấn thương nhỏ nhưng tác động nhiều lần, khớp hoạt động quá tải; do di chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm đa khớp dạng thấp…


Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Anh Thư nguy cơ thoái hóa khớp sẽ tăng lên sau khi bị chấn thương xương khớp, tuy nhiên nếu bị đau nhức khớp và khó di chuyển trong vài ba tuần, bệnh nhân nên đi khám ngay tại các chuyên khoa xương khớp để phát hiện sớm nguy cơ thoái hóa khớp. Để hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp và hỗ trợ việc điều trị, người bệnh cần tránh dư cân và béo phì vì sẽ làm gia tăng tải trọng đè nên các diện khớp làm tăng thoái hóa khớp.


Cảnh báo nguy cơ thoái hóa khớp sau khi gặp chấn thương nếu người bệnh chủ quan, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan cho biết chấn thương do chơi thể thao là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoái hóa khớp. Các chấn thương đặc biệt tại vùng khớp có thể dẫn đến biến dạng khớp, làm cho các chồi xương được hình thành và phát triển ở bờ xương làm cho sự cọ xát càng tăng lên, các mảnh xương và sự vỡ ra trôi vào ổ khớp. Điều đó dẫn đến đau trầm trọng hơn, khớp bị phá hủy, bị cứng, không cử động được. 

"Nhiều người chủ quan với các trường hợp chấn thương này hoặc có những biện pháp điều trị không hợp lý. Đa phần đều sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm phi steroid, các thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng tuy nhiên các thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, kích ứng tại chỗ. Hơn nữa các thuốc giảm đau, chống viêm này không cải thiện được tình trạng của bệnh sụn khớp và do đó các chấn thương ở khớp theo thời gian sẽ nặng hơn, lâu dần sẽ trở thành thoái hóa khớp", Phó giáo sư Ngọc Lan cho biết thêm.



Hình chụp Xquang một bệnh nhân phải thay khớp gối hai bên cùng một lúc. (Ảnh do Thạc sĩ bác sĩ Nam Anh cung cấp).


Để điều trị các chấn thương do tai nạn gây nên, Thạc sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh nhận xét: "Cho tới nay vẫn chưa có thuốc hiệu quả nhằm điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. Điều trị chủ yếu nhằm mục đích giảm đau, duy trì vận động tăng dần từ nhẹ đến nặng và làm chậm tiến triển của bệnh. Người bệnh nên đi khám để bác sĩ có chế độ điều trị riêng vì không thể có một công thức chung cho mọi người,


Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bổ sung dưỡng chất UC-II (Collagen Type II không biến tính). Sau khi uống vào cơ thể, 53% dưỡng chất sẽ được hấp thu vào máu, bổ sung collagen tại các sụn khớp, giúp giảm đau, tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp. Phần dưỡng chất còn lại sẽ hiện diện tại mảng cuối của ruột non, giúp điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, bảo vệ collagen type II của sụn khớp, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp sau chấn thương.


Chi phí và thời gian điều trị các tổn thương ở khớp sau chấn thương tai nạn cũng được các bác sĩ giải đáp cho nhiều độc giả. “Chi phí tùy theo bảo hiểm và phương pháp mổ ở từng bệnh viện. Thời gian mất từ 2 đến 6 tháng để bệnh nhân có thể hồi phục bình thường. Theo đó, phẫu thuật cắt bỏ hay thay sụn khớp, chi phí nếu không có bảo hiểm trung bình khoảng 10-15 triệu đồng tùy bệnh viện. Nếu không sụn chêm có thể phải trả thêm chi phí dụng cụ khâu sụn. Nếu cắt bỏ sụn chêm thì mất 4-8 tuần hồi phục, nếu khâu lại sụn mất 3-6 tháng để hồi phục bình thường”, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh cho biết thêm.


Ngoài ra, các bệnh nhân sau chấn thương nên có những bài tập thích hợp, tránh vận động mạnh như chạy nhảy… Bơi lội là môn thể thao được các bác sĩ khuyên bệnh nhân thường xuyên luyện tập nhằm nâng cao sự mềm dẻo, linh hoạt của khớp.


Chương trình tư vấn được VnExpress tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cơ - xương - khớp, diễn ra từ ngày 11/2 đến 24/2. Độc giả có câu hỏi xin tư vấn gửi tại đây.


Phương Thảo

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Chương trình " Tư vấn bệnh khớp " từ các chuyên gia Y Tế hàng đầu tại Việt Nam

Từ ngày 11/2 đến 24/2, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cơ - xương - khớp sẽ tư vấn độc giả VnExpress cách phòng và điều trị các bệnh về khớp.

Độc giả gửi câu hỏi tại đây

Tỷ lệ bệnh lý về khớp đang tăng dần và ngày càng trẻ hóa. Ngoài nguyên nhân lão hóa, các yếu tố khác như công việc, lao động thể lực, dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt (ít vận động hoặc vận động quá mức, tư thế vận động, thậm chí nghỉ ngơi không thích hợp...) cũng làm tổn thương sụn và gây ra các bệnh cho khớp.

Đặc biệt, sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, khi ẩm ướt như hiện nay lại càng khiến số người mắc bệnh khớp gia tăng. Hơn nữa, thói quen lười vận động, ăn uống nhiều, “dư âm” từ các dịp lễ, tết càng góp phần làm bệnh nặng thêm.

Nếu không kịp thời điều trị, người bệnh có thể bị biến chứng thoái hóa sụn làm biến dạng khớp và mô xung quanh, từ đó làm mất chức năng khớp. Sau 10 năm bị bệnh, khoảng 10-15% số người bệnh bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt.


Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Anh Thư, Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, thống kê chưa đầy đủ cho thấy Việt Nam có tới 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 80, bị thoái hóa khớp. Hiện nay, không hiếm bệnh nhân trẻ tuổi phải thay khớp với chi phí trung bình một khớp 100 triệu đồng. Sau thời gian sử dụng 10-15 năm, khớp nhân tạo cần được thay mới với chi phí tăng gấp đôi. Các khớp có thể thay để cứu bệnh nhân khỏi tàn phế cũng chỉ thực hiện được trên một số nơi ở gối, chỏm xương đùi, ngón tay...

Là một trong những tác nhân gây hàng đầu tàn phế cho con người nhưng thoái hóa khớp thường bắt đầu với những biểu hiện không mấy trầm trọng như đau nhức một hoặc nhiều khớp từng đợt, hạn chế vận động tạm thời hay cứng khớp thoáng qua vào buổi sáng... Do đó, việc ngăn ngừa, thăm khám cũng như tư vấn kịp thời nhằm phát hiện và điều trị sớm các bệnh khớp là điều cần thiết.

Nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về khớp và các bệnh lý liên quan đến khớp, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam; Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Anh Thư - Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam; Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc - Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Hà Nội và Thạc sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh - Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Thi Phương TP HCM sẽ trả lời các câu hỏi xin tư vấn của độc giả về địa chỉ suckhoe@vnexpress.net


Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan, nguyên Trưởng khoa Cơ Xương khớp Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội; Giảng viên cao cấp Bộ môn Nội Tổng hợp Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bà còn là Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký hội Thấp Khớp học Việt Nam.


Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Anh Thư từng đảm nhận chức Phó chủ nhiệm bộ môn Nội tổng quát, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM và Trưởng khoa Nội cơ xương khớp - Bệnh viện Chợ Rẫy. Bà có khoảng 30 đề tài nghiên cứu khoa học về bệnh xương khớp.


Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc là giảng viên Đại học Y Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Y khoa số một Sechenov, Matxcơva, Nga. Ông đã chủ trì 12 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và công bố 51 bài báo khoa học. Ngoài tham gia khám chữa bệnh, giảng dạy, ông cũng tham gia các chương trình giáo dục sức khỏe trên vô tuyến truyền hình Trung ương và Hà Nội.


Thạc sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh công tác tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM và Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Ngoài khám chữa bệnh, ông còn là giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM; Phó chủ tịch Hội Y học Thể thao và Nội soi khớp Đông Nam Á.

Nguồn: vnexpress.net