Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Mỗi mùa thi đến, các sĩ tử lại phải căng sức ra học tập và ôn luyện. Cách học dồn theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” khiến nhiều học sinh căng thẳng và não cũng “mệt” theo. Để không bị ngộp trong khối kiến thức, não cần được chăm sóc để tư duy tốt, mang lại hiệu quả học tập cao.


Não khỏe tư duy mới sắc
Thời gian ôn luyện gấp rút, kỳ thi cũng đã cận kề. Vậy làm sao để có thể “học ít hiểu nhiều”, học sâu nhớ lâu? Với khối lượng bài vở khổng lồ của mùa thi, khả năng tư duy của các sĩ tử chính là chìa khóa để mở những “ngăn kéo” kiến thức đã được ghi nhớ trong suốt quá trình học tập, ôn luyện vất vả.
Trước yêu cầu giải một đề toán chẳng hạn, trong đầu chúng ta sẽ nhớ lại các dữ liệu liên quan như công thức, định lý…Kỹ năng nhớ lại và vận dụng được não tiến hành rất mạch lạc. Bộ chỉ huy này thông qua các các chất dẫn truyền thần kinh để điều hành sử dụng thông tin đã được lữu trữ một cách đúng thời điểm, đúng đối tượng. Một học sinh có trí nhớ tốt thì việc tư duy sẽ rất hiệu quả. Nhờ thế, những “ẩn số” của các bài toán, tình huống, vấn đề sẽ được “giải đáp” trơn tru.
Đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của não, các tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ, thống nhất càng giúp não tiếp nhận thông tin và chỉ huy sử dụng thông tin chính xác, nhanh nhạy hơn. Từ đó, hoạt động tư duy cũng sắc bén hơn. 

Tên

“Hòn đá tảng” chặn đường tư duy
Nếu não tư duy kém, có nghĩa quá trình tiếp nhận, đánh giá và xử lý thông tin thông qua dẫn truyền của các tế bào thần kinh đang có “vấn đề”. Điều này khiến việc ghi nhớ gặp truc trặc, ảnh hưởng đến hoạt động nhớ lại của tư duy. Như vậy, để não có thể hoạt động trơn tru thì các tế bào thần kinh phải khỏe mạnh, ăn khớp trong hành trình nhận và truyền thông tin chính xác.
Thực tế, bài vở nhiều cùng với áp lực từ việc phải học nhanh, học hết, học cho kịp mùa thi đã làm cho nhiều sĩ tử rơi vào căng thẳng, mệt mỏi. Chính điều này cùng với việc não phải “lao động” hết công suất làm sản sinh vô số gốc tự do. Chúng tấn công vào tế bào thần kinh làm yếu đi cấu trúc vốn rất chặt chẽ của mạng lưới thần kinh này. Phải “gồng mình” chống đỡ với gốc tự do, các tế bào thần kinh bị tổn thương và gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ trong việc ghi nhớ, khiến khả năng học tập, tư duy trì trệ. Lúc này, đầu óc của sĩ tử không thể tư duy nhạy bén mà sẽ rơi vào mớ bòng bong của những công thức, định nghĩa, cách giải..

Tăng cường sức mạnh cho bộ nhớ trung tâm
Theo các chuyên gia y tế, để cơ thể và bộ não không “mệt” trong thời gian ôn tập và thi cử, trước hết, các sĩ tử cần sắp xếp một thời gian biểu hợp lý, không quá ôm đồm, bắt não phải nạp quá nhiều kiến thức một lúc dễ khiến não  bị "bội thực" và hiệu quả tư duy không cao. Ngoài việc học,cũng nên tham gia các hoạt động thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe, giữ đầu óc luôn tỉnh táo. Bạn cần ngủ đủ 8 tiếng/ngày và hạn chế căng thẳng. Có như vậy, não mới có thể duy trì và phát huy khả năng tư duy đem lại hiệu quả cao trong học tập.
Bên cạnh đó, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều rất quan trọng. Trong khẩu phần ăn hằng ngày, nên tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ quả để bổ sung vitamin và chất khoáng cho cơ thể.
Gần đây, những tinh chất từ Blueberry (xuất xứ từ vùng Bắc Mỹ) đã được chứng minh là chứa hàm lượng chất chống gốc tự do rất cao. Các nghiên cứu cho thấy, blueberry chứa nhiều hoạt chất sinh học bổ dưỡng dành cho não, giúp não minh mẫn và nhạy bén thông qua việc kích thích các tín hiệu thần kinh giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tư duy, giúp sĩ tử có thể “cày” tốt trong mùa thi.
Nhật Minh

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến con người bằng cái chết đến nhanh và đột ngột.
Người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, ngừng tim, hôn mê sâu hay thậm chí là đột tử. Vì thế, nếu bỏ qua những dấu hiệu báo trước của bệnh, tính mạng bệnh nhân sẽ như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Theo thống kê, tại Anh, khoảng 146.000 người nhồi máu cơ tim mỗi năm. Tại Mỹ, đất nước của thức ăn nhanh và bệnh béo phì, một năm có gần 1,5 triệu người xuất viện với chẩn đoán nhồi máu cơ tim, tiêu tốn 150 triệu USD mỗi năm. Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim tăng vọt trong những năm gần đây, trung bình năm sau cao hơn năm trước 15-20%.
Đối với người trẻ, nhồi máu cơ tim ở nam cao gấp 3 lần nữ giới. Sau tuổi mãn kinh, do không còn sự bảo vệ từ hormone sinh dục nữ, tỷ lệ bệnh giữa nam và nữ cân bằng trở lại.
Biểu hiện điển hình thường gặp ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim là có cảm giác đau căng và thắt chặt ở giữa ngực, sau đó lan tỏa đến cánh tay, vai, cổ, răng, hàm, vùng bụng. Triệu chứng đi kèm là tim đập mạnh liên hồi, toát mồ hôi, buồn nôn, khó thở, mặt tái nhợt, chóng mặt và bất tỉnh.
image001-2949-1401843998.jpg
Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân phổ biến gây xơ vữa động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim
Các dấu hiệu và triệu chứng nhồi máu cơ tim có thể thay đổi tùy theo tuổi, giới, vùng bị tổn thương và các bệnh đi kèm.
Nguy hiểm hơn, có những bệnh nhân gặp phải cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng, không có triệu chứng rõ ràng và mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Những trường hợp này xảy ra chủ yếu ở người già, phụ nữ hoặc người bị đái tháo đường.
Khi có các biểu hiện triệu chứng trên, nhất là ở người có các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu tại các bệnh viện có khoa/đơn vị can thiệp tim mạch để được chẩn đoán và điều trị nhanh nhất.
Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là do sự hình thành cục máu đông bên trong lòng mạch máu làm tắc mạch vành này. Với một lòng mạch bình thường, cục máu đông rất khó xuất hiện. Chỉ khi có các yếu tố như cholesterol và các thành phần mỡ máu khác lắng đọng, thành mạch vành mới hình thành các mảng vữa xơ. Các mảng vữa này được phủ bên ngoài bởi nội mạc mạch vành đã tổn thương. Khi lớp nội mạc bị bung ra, các thành phần của mảng xơ vữa sẽ tiếp xúc với máu và kích hoạt quá trình hình thành cục máu đông và làm tắc mạch vành. Như vậy, nguồn gốc của vấn đề chính là sự hình thành của các mảng xơ vữa.
Ngoài ra, một số các yếu tố nguy cơ làm tăng sự xuất hiện của mảng xơ vữa là hút thuốc lá, tăng huyết áp, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tiền căn gia đình có người mắc các bệnh tim mạch sớm (nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi).
TS.BS Nguyễn Hoàng Định - ThS.BS Võ Tuấn Anh
Trung tâm Tim mạch BV ĐH Y dược TP HCM
Nhồi máu cơ tim cấp:
Khi xảy ra nhồi máu cơ tim cấp, một động mạch vành hoặc nhánh của nó đột ngột bị bít tắc, hậu quả là phần cơ tim được cung cấp máu từ các động mạch này bị thiếu máu nuôi. Phần cơ tim này có nguy cơ sẽ hoại tử (chết) nếu động mạch vành không được tái thông kịp thời. Nếu không điều trị kịp thời, phần cơ tim hoại tử sẽ tạo sẹo sau vài tuần.
Gửi chia sẻ câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về doisong@vnexpress.net

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Những thắc mắc của độc giả xoay quanh rối loạn mỡ máu - “hung thủ” gây ra các bệnh lý tim mạch… sẽ được ba chuyên gia hàng đầu về tim mạch giải đáp trong chương trình tư vấn diễn ra từ ngày 3/6 đến ngày 9/6.

Rối loạn mỡ máu là bệnh không lây qua đường truyền nhiễm nhưng lại lan nhanh trong cộng đồng bằng thói quen, lối sống hiện đại. Với tốc độ phát triển cả về người mắc bệnh lẫn phạm vi địa lý, rối loạn mỡ máu hiện được báo động là một “đại dịch”  nguy hiểm, đặc biệt tại các thành phố lớn.

Các nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng nhanh chóng và gây tử vong cao của các bệnh lý nguy hiểm đa phần có nguyên nhân trực tiếp là rối loạn mỡ máu. Đến 90% trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa và mỗi năm, tỷ lệ tử vong do các bệnh lý liên quan đến rối loạn mỡ máu chiếm hơn 50% tỷ lệ tử vong do bệnh tật trên toàn thế giới.

Thậm chí, một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí chuyên khoa về Nội tiết của Mỹ mới đây cho thấy, rối loạn mỡ máu không chỉ làm rối loạn hệ tim mạch mà ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, sinh sản của con người.

Mỡ máu lắng đọng trong thành mạch, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, nếu như trong khoảng chục năm trước, người ta ít quan tâm đến mỡ máu thì gần đây, đời sống kinh tế phát triển hơn, khẩu phần ăn và lối sống thay đổi nhiều, những thói quen xấu như rượu bia, thuốc lá… dẫn đến những vấn đề rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Rối loạn mỡ máu có nguyên nhân chủ yếu do sự suy giảm hoạt động của receptor tế bào. Khi cơ thể suy yếu, tế bào suy giảm kéo theo các receptor tế bào kém hoạt động và hậu quả là gây trở ngại cho việc tiếp nhận cholesterol, làm tăng mỡ trong máu và làm hại đến cơ thể.

Hơn nữa, việc phát hiện bệnh sớm rất khó khăn vì ở giai đoạn đầu thường ít có triệu chứng. Các biểu hiện của rối loạn mỡ máu rất phức tạp, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thể trạng từng người và có những tác động khác nhau trên từng cơ thể bệnh nhân. Thực tế cho thấy, các dấu hiệu cảnh báo trước bệnh rất mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác khiến nhiều người bị rối loạn mỡ máu không hề hay biết. Chính sự chủ quan mất cảnh giác và kéo dài việc điều trị rối loạn mỡ máu trong nhiều năm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Theo các chuyên gia việc ý thức phòng bệnh từ đầu trước khi bệnh tấn công bao giờ cũng vẫn hơn là đối đầu với nó.

Để giúp độc giả VnExpress hiểu rõ hơn về nguyên nhân, các yếu tố hình thành bệnh, các bệnh lý nguy hiểm liên quan, giải pháp phòng và điều trị, chương trình tư vấn về rối loạn mỡ máu sẽ được thực hiện từ ngày 3/6 đến ngày 9/6 trên chuyên mục sức khỏe của báo VnExpress.


Giáo sư Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam.

Đảm trách chuyên mục tư vấn "Rối loạn mỡ máu" lần này là ba chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực tim mạch. Trong đó, Giáo sư Phạm Gia Khải hiện đảm nhận Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam. Ông là chuyên gia cao cấp về tim mạch cho ngành y; đồng thời kiêm chức Chủ tịch hội đồng chuyên môn của Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ Trung ương.

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội Tim mạch TP HCM; Chủ nhiệm khoa y, Đại học Quốc gia TP HCM; Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam. Đồng thời, Giáo sư đang là cố vấn chuyên môn cao cấp cho trường Đại học Y dược TP HCM.

Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội Tim mạch TP HCM.

Phó giáo sư Phạm Thị Hồng Thi, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, đồng thời là Phó bí thư Chi bộ Viện Tim mạch có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, khám và điều trị các bệnh về tim mạch.

Phó giáo sư Phạm Thị Hồng Thi, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam.

Đây là lần thứ 3, chương trình tư vấn sức khỏe trực tuyến được tổ chức trên báo điện tử Vnexpress với các vị chuyên gia hàng đầu của y học Việt Nam. Trước đó, chương trình "Tư vấn xương khớp" và “Tư vấn sức khỏe sinh lý nữ” đã nhận được sự ủng hộ của độc giả ở mọi lứa tuổi. Độc giả có câu hỏi tư vấn về rối loạn mỡ máu và các bệnh lý liên quan , gửi về media@vnexpress.net

Theo OTIV