Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Mỗi mùa thi đến, các sĩ tử lại phải căng sức ra học tập và ôn luyện. Cách học dồn theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” khiến nhiều học sinh căng thẳng và não cũng “mệt” theo. Để không bị ngộp trong khối kiến thức, não cần được chăm sóc để tư duy tốt, mang lại hiệu quả học tập cao.


Não khỏe tư duy mới sắc
Thời gian ôn luyện gấp rút, kỳ thi cũng đã cận kề. Vậy làm sao để có thể “học ít hiểu nhiều”, học sâu nhớ lâu? Với khối lượng bài vở khổng lồ của mùa thi, khả năng tư duy của các sĩ tử chính là chìa khóa để mở những “ngăn kéo” kiến thức đã được ghi nhớ trong suốt quá trình học tập, ôn luyện vất vả.
Trước yêu cầu giải một đề toán chẳng hạn, trong đầu chúng ta sẽ nhớ lại các dữ liệu liên quan như công thức, định lý…Kỹ năng nhớ lại và vận dụng được não tiến hành rất mạch lạc. Bộ chỉ huy này thông qua các các chất dẫn truyền thần kinh để điều hành sử dụng thông tin đã được lữu trữ một cách đúng thời điểm, đúng đối tượng. Một học sinh có trí nhớ tốt thì việc tư duy sẽ rất hiệu quả. Nhờ thế, những “ẩn số” của các bài toán, tình huống, vấn đề sẽ được “giải đáp” trơn tru.
Đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của não, các tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ, thống nhất càng giúp não tiếp nhận thông tin và chỉ huy sử dụng thông tin chính xác, nhanh nhạy hơn. Từ đó, hoạt động tư duy cũng sắc bén hơn. 

Tên

“Hòn đá tảng” chặn đường tư duy
Nếu não tư duy kém, có nghĩa quá trình tiếp nhận, đánh giá và xử lý thông tin thông qua dẫn truyền của các tế bào thần kinh đang có “vấn đề”. Điều này khiến việc ghi nhớ gặp truc trặc, ảnh hưởng đến hoạt động nhớ lại của tư duy. Như vậy, để não có thể hoạt động trơn tru thì các tế bào thần kinh phải khỏe mạnh, ăn khớp trong hành trình nhận và truyền thông tin chính xác.
Thực tế, bài vở nhiều cùng với áp lực từ việc phải học nhanh, học hết, học cho kịp mùa thi đã làm cho nhiều sĩ tử rơi vào căng thẳng, mệt mỏi. Chính điều này cùng với việc não phải “lao động” hết công suất làm sản sinh vô số gốc tự do. Chúng tấn công vào tế bào thần kinh làm yếu đi cấu trúc vốn rất chặt chẽ của mạng lưới thần kinh này. Phải “gồng mình” chống đỡ với gốc tự do, các tế bào thần kinh bị tổn thương và gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ trong việc ghi nhớ, khiến khả năng học tập, tư duy trì trệ. Lúc này, đầu óc của sĩ tử không thể tư duy nhạy bén mà sẽ rơi vào mớ bòng bong của những công thức, định nghĩa, cách giải..

Tăng cường sức mạnh cho bộ nhớ trung tâm
Theo các chuyên gia y tế, để cơ thể và bộ não không “mệt” trong thời gian ôn tập và thi cử, trước hết, các sĩ tử cần sắp xếp một thời gian biểu hợp lý, không quá ôm đồm, bắt não phải nạp quá nhiều kiến thức một lúc dễ khiến não  bị "bội thực" và hiệu quả tư duy không cao. Ngoài việc học,cũng nên tham gia các hoạt động thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe, giữ đầu óc luôn tỉnh táo. Bạn cần ngủ đủ 8 tiếng/ngày và hạn chế căng thẳng. Có như vậy, não mới có thể duy trì và phát huy khả năng tư duy đem lại hiệu quả cao trong học tập.
Bên cạnh đó, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều rất quan trọng. Trong khẩu phần ăn hằng ngày, nên tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ quả để bổ sung vitamin và chất khoáng cho cơ thể.
Gần đây, những tinh chất từ Blueberry (xuất xứ từ vùng Bắc Mỹ) đã được chứng minh là chứa hàm lượng chất chống gốc tự do rất cao. Các nghiên cứu cho thấy, blueberry chứa nhiều hoạt chất sinh học bổ dưỡng dành cho não, giúp não minh mẫn và nhạy bén thông qua việc kích thích các tín hiệu thần kinh giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tư duy, giúp sĩ tử có thể “cày” tốt trong mùa thi.
Nhật Minh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét