Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Mỗi mùa thi đến, các sĩ tử lại phải căng sức ra học tập và ôn luyện. Cách học dồn theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” khiến nhiều học sinh căng thẳng và não cũng “mệt” theo. Để không bị ngộp trong khối kiến thức, não cần được chăm sóc để tư duy tốt, mang lại hiệu quả học tập cao.


Não khỏe tư duy mới sắc
Thời gian ôn luyện gấp rút, kỳ thi cũng đã cận kề. Vậy làm sao để có thể “học ít hiểu nhiều”, học sâu nhớ lâu? Với khối lượng bài vở khổng lồ của mùa thi, khả năng tư duy của các sĩ tử chính là chìa khóa để mở những “ngăn kéo” kiến thức đã được ghi nhớ trong suốt quá trình học tập, ôn luyện vất vả.
Trước yêu cầu giải một đề toán chẳng hạn, trong đầu chúng ta sẽ nhớ lại các dữ liệu liên quan như công thức, định lý…Kỹ năng nhớ lại và vận dụng được não tiến hành rất mạch lạc. Bộ chỉ huy này thông qua các các chất dẫn truyền thần kinh để điều hành sử dụng thông tin đã được lữu trữ một cách đúng thời điểm, đúng đối tượng. Một học sinh có trí nhớ tốt thì việc tư duy sẽ rất hiệu quả. Nhờ thế, những “ẩn số” của các bài toán, tình huống, vấn đề sẽ được “giải đáp” trơn tru.
Đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của não, các tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ, thống nhất càng giúp não tiếp nhận thông tin và chỉ huy sử dụng thông tin chính xác, nhanh nhạy hơn. Từ đó, hoạt động tư duy cũng sắc bén hơn. 

Tên

“Hòn đá tảng” chặn đường tư duy
Nếu não tư duy kém, có nghĩa quá trình tiếp nhận, đánh giá và xử lý thông tin thông qua dẫn truyền của các tế bào thần kinh đang có “vấn đề”. Điều này khiến việc ghi nhớ gặp truc trặc, ảnh hưởng đến hoạt động nhớ lại của tư duy. Như vậy, để não có thể hoạt động trơn tru thì các tế bào thần kinh phải khỏe mạnh, ăn khớp trong hành trình nhận và truyền thông tin chính xác.
Thực tế, bài vở nhiều cùng với áp lực từ việc phải học nhanh, học hết, học cho kịp mùa thi đã làm cho nhiều sĩ tử rơi vào căng thẳng, mệt mỏi. Chính điều này cùng với việc não phải “lao động” hết công suất làm sản sinh vô số gốc tự do. Chúng tấn công vào tế bào thần kinh làm yếu đi cấu trúc vốn rất chặt chẽ của mạng lưới thần kinh này. Phải “gồng mình” chống đỡ với gốc tự do, các tế bào thần kinh bị tổn thương và gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ trong việc ghi nhớ, khiến khả năng học tập, tư duy trì trệ. Lúc này, đầu óc của sĩ tử không thể tư duy nhạy bén mà sẽ rơi vào mớ bòng bong của những công thức, định nghĩa, cách giải..

Tăng cường sức mạnh cho bộ nhớ trung tâm
Theo các chuyên gia y tế, để cơ thể và bộ não không “mệt” trong thời gian ôn tập và thi cử, trước hết, các sĩ tử cần sắp xếp một thời gian biểu hợp lý, không quá ôm đồm, bắt não phải nạp quá nhiều kiến thức một lúc dễ khiến não  bị "bội thực" và hiệu quả tư duy không cao. Ngoài việc học,cũng nên tham gia các hoạt động thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe, giữ đầu óc luôn tỉnh táo. Bạn cần ngủ đủ 8 tiếng/ngày và hạn chế căng thẳng. Có như vậy, não mới có thể duy trì và phát huy khả năng tư duy đem lại hiệu quả cao trong học tập.
Bên cạnh đó, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều rất quan trọng. Trong khẩu phần ăn hằng ngày, nên tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ quả để bổ sung vitamin và chất khoáng cho cơ thể.
Gần đây, những tinh chất từ Blueberry (xuất xứ từ vùng Bắc Mỹ) đã được chứng minh là chứa hàm lượng chất chống gốc tự do rất cao. Các nghiên cứu cho thấy, blueberry chứa nhiều hoạt chất sinh học bổ dưỡng dành cho não, giúp não minh mẫn và nhạy bén thông qua việc kích thích các tín hiệu thần kinh giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tư duy, giúp sĩ tử có thể “cày” tốt trong mùa thi.
Nhật Minh

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến con người bằng cái chết đến nhanh và đột ngột.
Người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, ngừng tim, hôn mê sâu hay thậm chí là đột tử. Vì thế, nếu bỏ qua những dấu hiệu báo trước của bệnh, tính mạng bệnh nhân sẽ như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Theo thống kê, tại Anh, khoảng 146.000 người nhồi máu cơ tim mỗi năm. Tại Mỹ, đất nước của thức ăn nhanh và bệnh béo phì, một năm có gần 1,5 triệu người xuất viện với chẩn đoán nhồi máu cơ tim, tiêu tốn 150 triệu USD mỗi năm. Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim tăng vọt trong những năm gần đây, trung bình năm sau cao hơn năm trước 15-20%.
Đối với người trẻ, nhồi máu cơ tim ở nam cao gấp 3 lần nữ giới. Sau tuổi mãn kinh, do không còn sự bảo vệ từ hormone sinh dục nữ, tỷ lệ bệnh giữa nam và nữ cân bằng trở lại.
Biểu hiện điển hình thường gặp ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim là có cảm giác đau căng và thắt chặt ở giữa ngực, sau đó lan tỏa đến cánh tay, vai, cổ, răng, hàm, vùng bụng. Triệu chứng đi kèm là tim đập mạnh liên hồi, toát mồ hôi, buồn nôn, khó thở, mặt tái nhợt, chóng mặt và bất tỉnh.
image001-2949-1401843998.jpg
Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân phổ biến gây xơ vữa động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim
Các dấu hiệu và triệu chứng nhồi máu cơ tim có thể thay đổi tùy theo tuổi, giới, vùng bị tổn thương và các bệnh đi kèm.
Nguy hiểm hơn, có những bệnh nhân gặp phải cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng, không có triệu chứng rõ ràng và mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Những trường hợp này xảy ra chủ yếu ở người già, phụ nữ hoặc người bị đái tháo đường.
Khi có các biểu hiện triệu chứng trên, nhất là ở người có các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu tại các bệnh viện có khoa/đơn vị can thiệp tim mạch để được chẩn đoán và điều trị nhanh nhất.
Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là do sự hình thành cục máu đông bên trong lòng mạch máu làm tắc mạch vành này. Với một lòng mạch bình thường, cục máu đông rất khó xuất hiện. Chỉ khi có các yếu tố như cholesterol và các thành phần mỡ máu khác lắng đọng, thành mạch vành mới hình thành các mảng vữa xơ. Các mảng vữa này được phủ bên ngoài bởi nội mạc mạch vành đã tổn thương. Khi lớp nội mạc bị bung ra, các thành phần của mảng xơ vữa sẽ tiếp xúc với máu và kích hoạt quá trình hình thành cục máu đông và làm tắc mạch vành. Như vậy, nguồn gốc của vấn đề chính là sự hình thành của các mảng xơ vữa.
Ngoài ra, một số các yếu tố nguy cơ làm tăng sự xuất hiện của mảng xơ vữa là hút thuốc lá, tăng huyết áp, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tiền căn gia đình có người mắc các bệnh tim mạch sớm (nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi).
TS.BS Nguyễn Hoàng Định - ThS.BS Võ Tuấn Anh
Trung tâm Tim mạch BV ĐH Y dược TP HCM
Nhồi máu cơ tim cấp:
Khi xảy ra nhồi máu cơ tim cấp, một động mạch vành hoặc nhánh của nó đột ngột bị bít tắc, hậu quả là phần cơ tim được cung cấp máu từ các động mạch này bị thiếu máu nuôi. Phần cơ tim này có nguy cơ sẽ hoại tử (chết) nếu động mạch vành không được tái thông kịp thời. Nếu không điều trị kịp thời, phần cơ tim hoại tử sẽ tạo sẹo sau vài tuần.
Gửi chia sẻ câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về doisong@vnexpress.net

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Những thắc mắc của độc giả xoay quanh rối loạn mỡ máu - “hung thủ” gây ra các bệnh lý tim mạch… sẽ được ba chuyên gia hàng đầu về tim mạch giải đáp trong chương trình tư vấn diễn ra từ ngày 3/6 đến ngày 9/6.

Rối loạn mỡ máu là bệnh không lây qua đường truyền nhiễm nhưng lại lan nhanh trong cộng đồng bằng thói quen, lối sống hiện đại. Với tốc độ phát triển cả về người mắc bệnh lẫn phạm vi địa lý, rối loạn mỡ máu hiện được báo động là một “đại dịch”  nguy hiểm, đặc biệt tại các thành phố lớn.

Các nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng nhanh chóng và gây tử vong cao của các bệnh lý nguy hiểm đa phần có nguyên nhân trực tiếp là rối loạn mỡ máu. Đến 90% trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa và mỗi năm, tỷ lệ tử vong do các bệnh lý liên quan đến rối loạn mỡ máu chiếm hơn 50% tỷ lệ tử vong do bệnh tật trên toàn thế giới.

Thậm chí, một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí chuyên khoa về Nội tiết của Mỹ mới đây cho thấy, rối loạn mỡ máu không chỉ làm rối loạn hệ tim mạch mà ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, sinh sản của con người.

Mỡ máu lắng đọng trong thành mạch, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, nếu như trong khoảng chục năm trước, người ta ít quan tâm đến mỡ máu thì gần đây, đời sống kinh tế phát triển hơn, khẩu phần ăn và lối sống thay đổi nhiều, những thói quen xấu như rượu bia, thuốc lá… dẫn đến những vấn đề rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Rối loạn mỡ máu có nguyên nhân chủ yếu do sự suy giảm hoạt động của receptor tế bào. Khi cơ thể suy yếu, tế bào suy giảm kéo theo các receptor tế bào kém hoạt động và hậu quả là gây trở ngại cho việc tiếp nhận cholesterol, làm tăng mỡ trong máu và làm hại đến cơ thể.

Hơn nữa, việc phát hiện bệnh sớm rất khó khăn vì ở giai đoạn đầu thường ít có triệu chứng. Các biểu hiện của rối loạn mỡ máu rất phức tạp, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thể trạng từng người và có những tác động khác nhau trên từng cơ thể bệnh nhân. Thực tế cho thấy, các dấu hiệu cảnh báo trước bệnh rất mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác khiến nhiều người bị rối loạn mỡ máu không hề hay biết. Chính sự chủ quan mất cảnh giác và kéo dài việc điều trị rối loạn mỡ máu trong nhiều năm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Theo các chuyên gia việc ý thức phòng bệnh từ đầu trước khi bệnh tấn công bao giờ cũng vẫn hơn là đối đầu với nó.

Để giúp độc giả VnExpress hiểu rõ hơn về nguyên nhân, các yếu tố hình thành bệnh, các bệnh lý nguy hiểm liên quan, giải pháp phòng và điều trị, chương trình tư vấn về rối loạn mỡ máu sẽ được thực hiện từ ngày 3/6 đến ngày 9/6 trên chuyên mục sức khỏe của báo VnExpress.


Giáo sư Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam.

Đảm trách chuyên mục tư vấn "Rối loạn mỡ máu" lần này là ba chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực tim mạch. Trong đó, Giáo sư Phạm Gia Khải hiện đảm nhận Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam. Ông là chuyên gia cao cấp về tim mạch cho ngành y; đồng thời kiêm chức Chủ tịch hội đồng chuyên môn của Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ Trung ương.

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội Tim mạch TP HCM; Chủ nhiệm khoa y, Đại học Quốc gia TP HCM; Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam. Đồng thời, Giáo sư đang là cố vấn chuyên môn cao cấp cho trường Đại học Y dược TP HCM.

Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội Tim mạch TP HCM.

Phó giáo sư Phạm Thị Hồng Thi, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, đồng thời là Phó bí thư Chi bộ Viện Tim mạch có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, khám và điều trị các bệnh về tim mạch.

Phó giáo sư Phạm Thị Hồng Thi, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam.

Đây là lần thứ 3, chương trình tư vấn sức khỏe trực tuyến được tổ chức trên báo điện tử Vnexpress với các vị chuyên gia hàng đầu của y học Việt Nam. Trước đó, chương trình "Tư vấn xương khớp" và “Tư vấn sức khỏe sinh lý nữ” đã nhận được sự ủng hộ của độc giả ở mọi lứa tuổi. Độc giả có câu hỏi tư vấn về rối loạn mỡ máu và các bệnh lý liên quan , gửi về media@vnexpress.net

Theo OTIV

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Những áp lực, căng thẳng của mùa thi làm não dễ mệt nhoài, căng nặng. Lúc này, não cần thiết được chăm sóc nhằm cải thiện hoạt động của tế bào thần kinh và tăng khả năng ghi nhớ cho các sĩ tử.
Cái gì quyết định khả năng ghi nhớ?
Tại sao bộ não rối tung với những công thức, bài thơ, định nghĩa… cần ghi nhớ? Có phải số lượng tế bào thần kinh sẽ quyết định một bộ nhớ tuyệt vời? Các nghiên cứu đã chỉ ra, chính sự liên kết chặt chẽ giữa các tế bào thần kinh mới đóng vai trò chủ chốt trong “hành trình” hoàn chỉnh sự ghi nhớ và huy động được hết thông tin. Sự liên kết này không chỉ đảm bảo cho hoạt động cho bộ nhớ mà còn đảm bảo cho hoạt động tư duy.
Quá trình lưu trữ thông tin trong não tương tự như việc sắp xếp các loại tủ trong nhà. Khi một thông tin mới được đưa vào, não tự động phân bố thông tin này vào vùng giác quan thích hợp , ví dụ hình ảnh được lưu vào vùng vỏ não phụ trách hình ảnh, âm thanh lưu vào vùng vỏ não ghi nhận âm thanh... Tiếp đó, thông tin mới này lại được chuyển tiếp đến vùng thần kinh liên quan  trong quá trình bộ não xử lý và đánh giá thông tin.. Toàn bộ quá trình này chỉ kéo dài trong “tích tắc” là nhờ vào sự truyền dẫn liên tục giữa các tế bào thần kinh.
Do đó, mọi hoạt động tiếp nhận, lưu giữ và tái tạo thông tin chỉ có thể chỉn chu khi các tế bào thần kinh được khỏe mạnh và các hoạt động truyền dẫn “ăn khớp”, trơn tru. Liên kết giữa các tế bào thần kinh càng chặt chẽ càng giúp não đem những thông tin đã được lưu trữ sử dụng đúng lúc, đúng vấn đề.

Bổ sung các chất chống gốc tự do thiên nhiên giúp bảo vệ não và cải thiện hoạt động tế bào thần kinh cho mùa thi
Áp lực mùa thi gây hại lên não
Khảo sát cho thấy, trước hành trình “vượt vũ môn”, khoảng hơn 61% học sinh cảm thấy bị căng thẳng và gặp nhiều vấn đề về tâm lý.
Theo các chuyên gia Y tế, những áp lực tứ phía trong mùa thi cùng với lịch học dày đặc, chế độ ăn uống dinh dưỡng… làm các nhà máy sản xuất năng lượng trong cơ thể phải liên tục hoạt động để đáp ứng nhu cầu. Quá trình này làm sản sinh ra rất nhiều độc chất gây hại như gốc tự do. Chúng “hung hãn” tấn công lên não, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động tế bào thần kinh và chức năng truyền dẫn thần kinh.
Khi sự liên kết giữa các tế bào thần kinh kém hoạt động, việc tiếp nhận thông tin trở nên khó khăn và gặp nhiều cản trở. Hoặc thông tin được ghi nhớ nhưng chưa kịp lưu đã vội xóa khỏi não, nên học thì nhiều “vào” lại chẳng được bao nhiêu.
Cải thiện hoạt động cho não
Để bộ nhớ hoạt động tốt và khối lượng bài vở trong mùa thi được hệ thống rõ ràng, các thí sinh cần chú ý một chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thường xuyên, ngủ tròn giấc từ 7-8 tiếng cho não được tái tạo và phục hồi năng lượng.

Quan trọng hơn, cơ thể cần được bảo vệ trước sự gây hại của vô số gốc tự do sinh ra khi gặp những áp lực, căng thẳng trong mùa thi. Gần đây, các nghiên cứu chứng minh các chất chống gốc tự do thiên nhiên được sử dụng hiệu quả để bảo vệ hoạt động não, cải thiện sự truyền dẫn thần kinh, từ đó giúp các thí sinh tăng khả năng ghi nhớ, tư duy hiệu quả thay vì chỉ đơn thuần là học thuộc lòng.

Theo: OTIV


Mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ ngày càng nghiêm trọng khi gốc tự do tấn công làm tổn thương tế bào thần kinh và mạch máu não.
OTIV chứa các dưỡng chất sinh học quý từ blueberry, có tác dụng chống gốc tự do, bảo vệ và tăng cường hoạt động não.
OTIV - Cải thiện mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ.
Trung tâm tư vấn y khoa: 1900545404 - 08.38112777
Website: www.otiv.com.vn

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Nhịp sống tất bật, gấp gáp, có được một giấc ngủ ngon nhiều khi là sự xa xỉ của không ít người. Vì thế, hãy quan tâm đến giấc ngủ để hồi phục những gì đã mất sau một ngày làm việc mệt mỏi và giúp cơ thể thanh lọc độc chất cũng như bảo vệ bạn trước những nguy cơ bệnh tật.

Công bố gần đây trên Tạp chí Neuroscience của Mỹ cho thấy, mất ngủ kéo dài làm não mất đi 25% tế bào thần kinh. Những tổn thương não do mất ngủ rất khó hồi phục, thậm chí là không thể tái tạo. 

Để hiểu rõ những nguy hại do mất ngủ gây ra, xem thêm tại đây

 OTIV - Cải thiện mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ


Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Hiểu hoạt động của não, từ đó chăm sóc não đúng cách sẽ giúp các sĩ tử ôn tập và làm bài thi hiệu quả!
Não chỉ quan tâm điều thú vị!
Tại sao một tiết học nhàm chán lại khiến cơn buồn ngủ kéo đến? Tại sao mỗi khi có hứng thú chúng ta lại dễ dàng tiếp nhận kiến thức hiệu quả hơn và nhớ lâu hơn? Câu trả lời đó là não chỉ quan tâm đến điều thú vị. Nếu không có “ấn tượng ban đầu”, não sẽ quên… tuốt luốt!
Khoa học đã phân tích quá trình ghi nhớ thông tin mới của não trải qua ba bước cơ bản, gồm:
·   Bước 1: Tiếp nhận thông tin. Những thông tin mới sẽ được các tế bào thần kinh truyền đi và chụp lại vào não. Ở bước này, sự tập trung đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định rằng não có muốn “để mắt” đến thông tin mới hay không. Các thông tin càng sinh động và ấn tượng càng giành được nhiều sự quan tâm của não. Vì thế, định kiến “không thích” một môn học chỉ khiến bạn ngày thêm “xa lạ” với môn đó và điểm số vì thế cứ “tụt” dần.
·   Bước 2: Lưu trữ thông tin. Khi não đã đồng ý tiếp nhận, ngay lập tức một nhóm các tế bào thần kinh sẽ kích hoạt vùng ghi nhớ và lưu lại những thông tin mới. Hoạt động này cần một hệ thống mạch máu não “khỏe mạnh” để đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất cho não.
·   Bước 3: Nhớ lại và vận dụng thông tin. Thông qua các chất dẫn truyền thần kinh, não chỉ huy và sử dụng những thông tin đã được lưu trữ đúng lúc, đúng nơi và đúng đối tượng, để từ đó việc xử lý những bài tập sẽ trơn tru và mạch lạc. Một công thức lượng giác được áp dụng đúng thời điểm sẽ biến phương trình phức tạp trở thành bài toán đơn giản, trích dẫn một đoạn thơ phù hợp sẽ giúp bài văn trở nên “đắt giá” v.v…
“Vật cản” làm não kém tiếp nhận thông tin
Trên “hành trình” ghi nhớ, có nhiều nguyên nhân khiến “cánh cổng” vào não không chịu mở. Đó có thể là những bệnh thực thể trên người (như: cảm sốt, đau viêm ở một bộ phận…) và cũng có thể là do sự phân tâm, căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ… Đáng chú ý, bộ nhớ chỉ có khả năng ghi nhận 5-9 thông tin trong một thời điểm. Vì thế, khi các sĩ tử cố gắng đưa một lượng lớn kiến thức vào bộ nhớ, chắc chắn cổng tiếp nhận thông tin não bộ “quá tải” và bị “đình công”!
Nghiên cứu gần đây cho thấy, khi căng thẳng, cơ thể sản sinh rất nhiều gốc tự do. Đây được xem là một trong những độc chất gây tổn hại nghiêm trọng cho não. Gốc tự do tấn công vào tế bào thần kinh làm ảnh hưởng chức năng và hoạt động của não. Đồng thời, độc chất này cũng làm suy yếu hệ thống mạch máu não. Hậu quả là não dần kém tập trung và giảm khả năng ghi nhớ.
Hỗ trợ tế bào thần kinh và mạch máu não vào mùa thi giúp thí sinh tăng khả năng ghi nhớ và ôn tập hiệu quả.
Chăm sóc cho não
Não là cơ quan làm việc cật lực nhất trong suốt mùa thi. Vì vậy, các sĩ tử cần chăm sóc não đúng cách để “bộ chỉ huy” này luôn giữ vững “phong độ”, từ đó duy trì và tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ. “Bí quyết” chăm sóc cho não là:
·   Ngủ đủ 7-9 tiếng/ngày: Bạn có tin không, khi bạn ngủ chính là lúc não “học”. Ngủ giúp bộ nhớ của chúng ta hệ thống lại toàn bộ thông tin mới của cả ngày và sắp xếp chúng vào từng vùng bộ nhớ đặc thù.
·   Rèn luyện sức khỏe: Các môn thể thao có tác dụng tăng cường sự tỉnh táo và kích thích những tế bào thần kinh “phụ trách” quá trình ghi nhớ hoạt động tốt hơn.
·   Sắp xếp thời gian: Một thời gian biểu hợp lý, khoa học và phù hợp với năng lực của bản thân sẽ giúp tránh để não “mệt”. Nếu khối lượng bài vở quá lớn, cần chia ra và xử lý từng phần một thay vì “ép” não tiếp nhận cả một “núi” kiến thức.
·   Dinh dưỡng: Các sĩ tử cần cũng có một chế độ dinh dưỡng giàu chất dinh dưỡng, vitamin để cung cấp năng lượng cho não. Tránh sử dụng các thức uống có chất kích thích như trà, cà phê…
·   Bổ sung chất chống gốc tự do thiên nhiên: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chất chống gốc tự do thiên nhiên có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não trước những đợt tấn công của độc chất gây hại này, từ đó cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ cho não. 
Nguồn: OTIV

Mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ ngày càng nghiêm trọng khi gốc tự do tấn công làm tổn thương tế bào thần kinh và mạch máu não.
OTIV chứa các dưỡng chất sinh học quý từ Blueberry, có tác dụng chống gốc tự do, bảo vệ và tăng cường hoạt động não.
OTIV - Cải thiện mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ
Trung tâm Tư vấn Y khoa: 1900 545404 - (08) 38 112777
Website:
 www.otiv.com.vn



Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Tình trạng mất ngủ kéo dài làm giảm khả năng thụ thai và sinh con ở chị em phụ nữ.

Càng mất ngủ, càng khó có con

Thực tế xảy ra, nhiều chị em không có được thiên chức làm mẹ chỉ vì lơ là những nguy cơ tưởng chừng như cách xa hàng “ki lô mét”. Các nghiên cứu mới đây cho thấy, mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sắc đẹp, chất lượng sống mà còn làm tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ. Tiến sĩ Deborah Ann Metzger, bác sĩ sản khoa và nội tiết nữ ở California (Mỹ) cho biết, số lượng và chất lượng của giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng, kích thích tố và làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. 

Thống kê của Hiệp hội Giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ ( National Sleep Foundation)

Leptin là một mắt xích quan trọng giữa giấc ngủ và khả năng sinh sản. Thời gian và chất lượng giấc ngủ không đúng như nhịp sinh học bình thường sẽ dẫn đến mức độ leptin trong chị em xuống thấp, tác động đến sự rụng trứng và gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy bác sĩ Metzger khuyến cáo, phụ nữ nên ngủ đúng 7-9 giờ mỗi đêm để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai, sinh nở.

Trằn trọc vì độc chất “tung hoành” gây hại.

Với chị em, ngủ ít là “chuyện thường ngày ở huyện” vì những áp lực không tên của vai trò người phụ nữ. Điều này, dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ thoáng qua và lâu dần giấc ngủ sẽ hoàn toàn nằm ngoài vòng kiểm soát. Nguy hiểm hơn, chỉ cần thêm vài yếu tố thúc đẩy, mất ngủ sẽ trở thành mạn tính và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia y tế, nhiều người gặp phải các rối loạn giấc ngủ thoáng qua do những căng thẳng trong tâm lý. Đặc biệt ở phụ nữ, nhiều áp lực làm gốc tự do có hại “thừa cơ” sinh sôi và dẫn đến mất ngủ. Khi bị mất ngủ, cơ thể buộc phải huy động nhiều nguồn năng lượng và các độc chất gốc tự do cứ thế mà sinh ra thành vô số những “đội quân hung hãn”.

Gốc tự do gây tác động nguy hại đến hệ thần kinh, làm rối loạn chức năng tế bào thần kinh và gây thoái hóa não. Với tần suất kéo dài trên 4 tuần, ít nhất 3 ngày/tuần, mất ngủ làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý như: trầm cảm, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, béo phì...

Vòng xoáy bệnh lý cứ thế ngày càng phức tạp, làm mất ngủ trầm trọng hơn, đồng thời tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Vì vậy, giấc ngủ cần được “đối đãi”như một vị “thượng khách” và quan tâm nhiều hơn đến những yếu tố trong cuộc sống để có được một giấc ngủ ngon “tròn trĩnh”.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B, D, canxi và magie. Không nên sử dụng các đồ ăn thức uống có chất kích thích vào buổi chiều như bia rượu, trà, thuốc lá, cà phê.

Tạo thói quen ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi điều độ, đúng giờ đúng giấc. Thường xuyên tập luyện những môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… Trước khi đi ngủ, để đầu óc thư thái, không nên xem tivi hay sử dụng các thiết bị di động. Đồng thời, phòng ngủ cần sạch sẽ, thoáng mát, ít ánh sáng, nhiệt độ tương đối và yên tĩnh.

Cơ thể cần được bổ sung các chất chống gốc tự do đễ hỗ trợ trung hòa các độc chất đang ngày đêm gây hại. Bảo vệ tốt tế bào thần kinh và mạch máu não sẽ giúp các chức năng truyền dẫn thần kinh được phục hồi và cải thiện nhịp sinh học cho giấc ngủ. Đồng thời, các gốc tự do được “dọn dẹp”, cơ thể sẽ ngăn ngừa được các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe do mất ngủ.
Nguồn: OTIV


Bạn có biết ???

- Tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể cân bằng, dễ ngủ.

- Thói quen nhìn đồng hồ liên tục xem có bao giờ để ngủ càng làm khó đi vào giấc ngủ.

- Giữ ấm đôi chân sẽ tạo cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu.

- Ăn một ít bánh không ngọt và một cốc sữa tươi giúp dễ đi vào giấc ngủ sâu.


Thắc mắc xoay quanh vấn đề mất ngủ, liên hệ: 
Trung tâm tư vấn y khoa 1900545404 - 08.38112777
Website: www.otiv.com.vn

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Theo Hội Thần kinh học TPHCM, 91% trường hợp suy giảm trí nhớ không được điều trị, khiến bệnh nhân dễ chuyển thành sa sút trí tuệ.
Các vấn đề về trí nhớ cần được phát hiện và điều trị ngay từ những dấu hiệu đầu tiên, giúp người bệnh phòng tránh các hậu quả nghiêm trọng như mất khả năng tư duy, lú lẫn, tử vong sớm...

Dấu hiệu nhận biết trí nhớ có vấn đề
- Quên cuộc hẹn, tên người thân, đồng nghiệp hay những sự việc vừa diễn ra.
- Quên đường về nhà, bối rối hay mất định hướng ở những nơi quen thuộc.
- Khó khăn trong dùng từ ngữ, gọi điện thoại, quản lý tiền bạc, học vấn đề mới.
- Thay đổi tính tình như: thô lỗ cộc cằn, ít biểu hiện cảm xúc, khí sắc dao động, sợ sệt, hoang tưởng …
- Giảm hứng thú với các hoạt động yêu thích, giảm giao tiếp xã hội, bị trầm cảm.
- Vận động và phối hợp động tác một cách khó khăn.

Suy giảm trí nhớ ít được quan tâm
Suy giảm trí nhớ là triệu chứng đầu tiên và là biểu hiện quan trọng của sa sút trí tuệ. Từ những dấu hiệu ban đầu của suy giảm trí nhớ, bệnh nhân có thể chuyển thành sa sút trí tuệ chỉ trong 3 năm nếu không được điều trị.
Tuy nhiên, tình trạng suy giảm trí nhớ hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Báo cáo của Hội thần kinh học TPHCM cho thấy, có đến 91% bệnh nhân suy giảm trí nhớ không được chú ý điều trị. Theo thống kê, 61% người có vấn đề về trí nhớ ở Úc và 74% ở Canada vẫn chưa được tầm soát khả năng nhận thức thường quy. 
Nguy cơ teo não vì suy giảm trí nhớ
Quá trình suy giảm trí nhớ phát triển thành bệnh lý sa sút trí tuệ gây ra những tổn hại nghiêm trọng và rất khó phục hồi cho não. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM từ tháng 11/2012 đến 4/2014 cho thấy, 100% bệnh nhân sa sút trí tuệ gặp những bất thường như teo não, tổn thương chất trắng, sang thương mạch máu, giãn não thất trong MRI não.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, một trong những tác nhân nguy hiểm có thể làm não teo đến 250 gram chính là gốc tự do. Độc chất gốc tự do tấn công các tế bào thần kinh được nhận định là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ. Gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, khiến liên kết giữa các tế bào giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó các chức năng não dần rối loạn, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Chính vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu trí nhớ có vấn đề, người bệnh phải chú ý và đi khám để sớm có biện pháp điều trị, cải thiện trí nhớ phù hợp.

Dự phòng và điều trị càng sớm càng tốt
Các chuyên gia y tế cho biết, đa số người bị suy giảm trí nhớ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện từ sớm. Biểu hiện của suy giảm trí nhớ rất đa dạng, có thể liên quan đến bệnh hoặc do tâm lý. Vì vậy, điều trị suy giảm trí nhớ gồm nhiều khía cạnh như điều trị nguyên nhân thực thể, điều chỉnh các vấn đề tâm lý, loại bỏ yếu tố nguy cơ…
Đối với nhóm suy giảm trí nhớ do bệnh thực thể, người bệnh thường đối mặt với các vấn đề như: tác dụng phụ của thuốc, rối loạn chuyển hóa, trầm cảm, thiếu dinh dưỡng. Ở trường hợp này, bệnh nhân có khả năng hồi phục trí nhớ nếu được điều trị đúng nguyên nhân. Còn những đối tượng suy giảm trí nhớ do tâm lý, người bệnh cần kết hợp với bác sĩ để tìm ra nguyên do và nhanh chóng giải quyết tình trạng bệnh.
Bên cạnh đó, việc dự phòng và điều trị chứng suy giảm trí nhớ còn phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ như gốc tự do gây hại. Nghiên cứu đã chứng minh, bổ sung các chống gốc tự do thiên nhiên có tác dụng ngăn chặn những đợt tấn công của độc chất này lên các tế bào thần kinh, phục hồi các chức năng của não, từ đó giúp cải thiện trí nhớ.
Ngoài ra, để phòng tránh suy giảm trí nhớ, cần thường xuyên thực hiện những hoạt động giúp động não như giải ô chữ, tính nhẩm, đọc sách. Các hình thức nghe nhạc, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng... cũng giúp tăng cường trí nhớ và duy trì sự năng động cho não.

Nguồn: OTIV

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Đột quỵ, ung thư, thậm chí tử vong là những nguy cơ mà con người phải đối mặt khi cho rằng, tuổi càng cao, ngủ càng ít. Thực ra, người lớn tuổi cũng cần ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày.


Thời gian ngủ cần thiết của con người ở mỗi độ tuổi. 

Gia tăng mất ngủ

Thống kê của Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ (National Sleep Foundation), có đến 60% người gặp trục trặc về giấc ngủ sau tuổi 65.

Theo các chuyên gia, tỉ lệ người cao tuổi bị mất ngủ tại Việt Nam không hề nhỏ, dù chưa có số liệu thống kê chính xác về vấn đề này.

Như trường hợp của bà Nguyễn Thị H. (72 tuổi, ở TP.HCM) bị mất ngủ hơn 20 năm nay. Tuy đã được con cháu đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng tình trạng của bà H. vẫn không được cải thiện. Theo anh Lê Văn Thắng, cháu bà H.: “Chứng mất ngủ của bà tôi khiến cả nhà không ai yên giấc. Cứ nửa đêm là bà cụ thức dậy lục đục cho tới sáng!”.

Suốt 2 năm nay, công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn khiến chú Lại Viết Q. (45 tuổi, ở Long An) thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng và khó ngủ. Với những biểu hiện như cố gắng đi ngủ sớm cũng không tài nào chợp mắt được, và thường nằm trằn trọc mất 2-3 tiếng đồng hồ mới vào được giấc, bác sĩ kết luận chú Q. bị mất ngủ mạn tính do căng thẳng kéo dài.

Theo các bác sĩ thần kinh, rối loạn giấc ngủ có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh bên trong cơ thể như đau bao tử, tiểu đường, thoái hóa khớp, viêm não, u não, viêm xoang, phì đại tiền liệt tuyến, tắc nghẽn phổi mạn tính v.v... Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mất ngủ thường ít tìm ra nguyên nhân thực thể. Chứng rối loạn giấc ngủ đa phần gắn liền với yếu tố tuổi tác và tâm lý. Vì thế, những người trên 50 tuổi, người gặp phải những biến động trong cuộc sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tinh thần… rất dễ bị mất ngủ.

Khó chợp mắt vì độc chất tích lũy

Thời lượng ngủ cần thiết của người trưởng thành thường là 7-9 giờ, một số khác cần khoảng 6 giờ. Nếu chỉ ngủ dưới 5 giờ/ngày, cơ thể sẽ gặp nhiều mối đe dọa về sức khỏe.

Chưa kể tuổi tác ngày càng cao đồng nghĩa với sự tích lũy các độc chất, các gốc tự do trong cơ thể, gây tác động nguy hại lên hệ thần kinh, hệ mạch máu dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của giấc ngủ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, 80% người bị rối loạn giấc ngủ có trạng thái tổn thương vùng não với những biểu hiện như đau đầu, suy giảm trí nhớ, giảm năng suất làm việc và lâu ngày dẫn tới cơ thể suy kiệt. Khi mất ngủ xảy ra, cơ thể buộc phải huy động nhiều nguồn năng lượng và sinh ra rất nhiều gốc tự do gây hại lên tế bào thần kinh. Vì vậy, bản thân mất ngủ lại làm cho chứng bệnh này ngày một nặng thêm.

Bên cạnh thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Một giấc ngủ ngon và sâu sẽ khiến tinh thần thoải mái, ngược lại, một giấc ngủ kém sẽ gây mệt mỏi cho ngày hôm sau.
 a

Gốc tự do tích lũy trong cơ thể khiến người lớn tuổi phải đối mặt với mất ngủ và hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như suy giảm trí nhớ, đau nửa đầu, đột quỵ…

Để mất ngủ không thành mạn tính!

PGS.TS Vũ Anh Nhị - Trưởng bộ môn Nội Thần kinh, Đại học Y Dược TP. HCM cho biết, cần có sự phối hợp tích cực của bệnh nhân khi điều trị rối loạn giấc ngủ, bởi đây là một chứng bệnh rất dai dẳng và khó chữa, đôi khi phải dùng thuốc điều trị suốt đời. Ví như, để cải thiện tình trạng mất ngủ 1 năm, bệnh nhân phải điều trị ít nhất 3 năm mới điều chỉnh được giấc ngủ và các hoạt động của não cũng như toàn cơ thể.

Do đó, để có giấc ngủ ngon mỗi đêm, cần hạn chế căng thẳng, tránh sử dụng các thức uống có cồn hoặc chứa caffeine gần giờ ngủ, không tiếp xúc với các thiết bị điện tử (như tivi, điện thoại, máy tính…) khi lên giường, phòng ngủ phải thật thoáng mát, yên tĩnh, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào mặt…

PGS. Nhị cảnh báo, mất ngủ kéo dài trên một tháng với tần suất ba lần mỗi tuần là trở thành mạn tính. Lúc này, chứng bệnh rất khó điều trị và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống. Do vậy, ngay khi có những biểu hiện bất thường về giấc ngủ như trằn trọc lâu mới ngủ được, thức giấc nhiều lần mỗi đêm, ngủ không sâu, không thể ngủ lại sau khi thức giấc… người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh để tìm ra nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp trước khi chứng mất ngủ gây tổn thương nặng nề đến não. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng.

Bên cạnh điều trị mất ngủ bằng liệu pháp tâm lý, vật lý trị liệu và các thuốc thần kinh, người bệnh cần hỗ trợ cơ thể ức chế gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy, các chất chống gốc tự do thiên nhiên có giá trị phục hồi tế bào thần kinh sau mất ngủ, làm giảm bớt quá trình rối loạn não, bảo vệ mạch máu não, giảm thiểu những biểu hiện bất thường của giấc ngủ, từ đó hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, phòng ngừa tái phát cũng như xảy ra các biến chứng thần kinh nguy hiểm.


Nguồn: OTIV

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

GS Hari Sharma, Giám đốc Trung tâm Phòng chống Ung thư tại Đại học Y khoa Ohio State (Canada) đã ví gốc tự do như những tên “hung thần” bởi sức gây hại mạnh mẽ lên cơ thể con người. Chúng tàn phá các cơ quan chức năng, dẫn đến rối loạn và làm chết tế bào.

Gốc tự do đã được chứng minh là nguồn gốc của lão hóa và nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh mạch máu não và thoái hóa thần kinh.



Sự thoái hóa và tổn thương các tế bào phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa “đội quân” gốc tự do và “đội quân” chống gốc tự do. Khi số lượng gốc tự do vượt quá sự kiểm soát của cơ thể, chúng sẽ “thừa cơ” gây nên nhiều tác hại. Vì thế, “cuộc chiến” với gốc tự do cần bắt đầu từ sớm, ngay khi cơ thể còn trẻ và khỏe mạnh.

Tên

Nguồn: OTIV

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Theo Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, trung bình mỗi năm nước ta có hơn 200.000 người bị tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ). Tỉ lệ tử vong do bệnh này cũng có tới gần 200.000 người/năm. Gốc tự do là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đột quy.

Bệnh viện (BV) Quân y 175 TP.HCM vừa tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân đột quỵ chỉ mới 17 tuổi. Là thanh niên mới lớn, khỏe mạnh, vóc dáng cao to, không nghiện thuốc lá và các chất kích thích, chẳng ai nghĩ anh N.V.Đ sẽ bị đột quỵ. Ấy vậy mà trong lúc đang vui vẻ cười đùa, Đ. bất ngờ ôm đầu kêu đau, nằm lăn ra đất, ho liên tục, ói ra máu…
Già, trẻ đều đột quỵ
Thời tiết nắng nóng là tăng nguy cơ đột qụy, nhất là ở người cao tuổi.
Nói về trường hợp mẹ mình, mắt anh N.V.T (TP.HCM) ngấn lệ khi sức khỏe của bà suy kiệt từng ngày ở quê dù đã chạy chữa đột quỵ gần một năm qua. Mẹ anh T. (68 tuổi) bị tiểu đường và cao huyết áp, lúc nào cũng phòng bị thuốc bên mình. Hôm bị đột quỵ, bà đang làm việc ngoài trời lúc nắng gắt tại thời điểm tháng 4 này. Cảm thấy khát nước, bà vô nhà ngồi xuống võng, ăn chưa hết miếng dưa hấu lạnh thì bỗng xây xẩm, ngã quỵ ra võng, ói mửa. Đưa đến Khoa Nội BV Đa khoa tỉnh Phú Yên, mẹ anh T. được chẩn đoán do ngộ độc thực phẩm, điều trị đến ngày thứ 3 thì yếu dần. Bà tức tốc được chuyển vào TP.HCM điều trị tích cực và phục hồi chức năng. “Nhưng đã quá muộn, mọi hy vọng đều tắt ngấm, mẹ tôi liệt toàn thân và hầu như không còn khả năng phục hồi” - anh T. bùi ngùi.
Tại các BV trên địa bàn TP như Thống Nhất, Chợ Rẫy…, số bệnh nhân lớn tuổi điều trị đột quỵ không ngừng tăng. Tại BV Nhân dân 115, nếu trong khi tháng 1 và 2 trước đó tiếp nhận khoảng 25 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày thì trong tháng 3 và 4 là từ 30-40 ca/ngày. Chưa kể lúc nào tại đây cũng có 160-170 bệnh nhân đột quỵ nằm điều trị. Tỉ lệ bệnh nhân TP.HCM chiếm khoảng 40%, các tỉnh lân cận khoảng 60%.
PGS. TS Trương Quang Bình, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho hay, đột quy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, trong đó 88% nguyên nhân là tình trạng nghẹt mạch máu khiến máu không đủ cung cấp để nuôi mô não, tình trạng dị dạng mạch máu não gây vỡ mạch máu dẫn tới xuất huyết não. Đối tượng thường bị đột quỵ nhất là từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngày càng có nhiều người trẻ mắc. Xơ vữa thành mạch máu do gốc tự do và thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa não là hai nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu não.
Số liệu do TS. BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng Khoa Bệnh lý Mạch máu não BV Nhân dân 115 kiêm Tổng Thư ký Hội Đột quỵ Việt Nam, đưa ra cho thấy bệnh nhân trẻ tuổi nhập viện vì đột quỵ tăng từ 1,7% lên 3% chỉ trong vòng 10 năm, trong đó tỉ lệ nam mắc cao gấp 4 lần nữ.
Trốn nắng cũng nguy cơ cao
Bác sĩ Trần Chí Cường, Trưởng Khoa Can thiệp mạch máu BV Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng, do xảy ra bất cứ lúc nào nên chẳng ai biết trước đột quỵ có rơi vào mình hay không. Đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào. Thường gặp nhất là té trong nhà tắm, ngoài đường; ngã quỵ khi đang làm việc, dự tiệc, chơi thể thao…
Giới chuyên môn khuyến cáo thay đổi nhiệt độ đột ngột làm nguy cơ đột quỵ tăng cao. Vào những ngày nắng nóng, nhiều người có thói quen tránh nóng bằng cách vào siêu thị, trung tâm thương mại… mà không biết có nguy cơ giảm thân nhiệt đột ngột, ảnh hưởng đến tính mạng. Nhiệt độ thay đổi đột ngột (từ 40 độ C xuống còn 17-21 độ C) sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ tức thì, mồ hôi không thoát ra được, tổn hại đến trung khu thần kinh. Biểu hiện nhẹ là lờ đờ, mệt mỏi, nói lắp, đau đầu, chóng mặt; nặng thì nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần, khó thở, có thể dẫn đến trạng thái hôn mê.
Theo Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, trung bình mỗi năm nước ta có hơn 200.000 người bị tai biến mạch máu não. Tỉ lệ tử vong do bệnh này là gần 200.000 người/năm.
Các chuyên gia lưu ý những đối tượng có nguy cơ cao tai biến mạch máu não như người cao tuổi, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường nên áp dụng sớm những biện pháp phòng ngừa. Bên cạnh việc hạn chế rượu bia, thuốc lá cần kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết, bổ sung thảo dược chống gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Trong ngày hè nắng nóng, người cao tuổi cũng nên cẩn trọng nếu đột nhiên cảm thấy hơi đau đầu, choáng váng, tê nửa người... Đây có thể là những triệu chứng báo trước khả năng phát sinh đột quỵ.
Theo TS. BS Nguyễn Huy Thắng, khi có các dấu hiệu đột quỵ, tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến BV gần nhất. Không nên tự ý sử dụng các thuốc ngậm dưới lưỡi để hạ huyết áp, thuốc không rõ nguồn gốc vì làm mất “thời gian vàng” có thể cứu sống các tế bào não.
Theo: OTIV