Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Theo Hội Thần kinh học TPHCM, 91% trường hợp suy giảm trí nhớ không được điều trị, khiến bệnh nhân dễ chuyển thành sa sút trí tuệ.
Các vấn đề về trí nhớ cần được phát hiện và điều trị ngay từ những dấu hiệu đầu tiên, giúp người bệnh phòng tránh các hậu quả nghiêm trọng như mất khả năng tư duy, lú lẫn, tử vong sớm...

Dấu hiệu nhận biết trí nhớ có vấn đề
- Quên cuộc hẹn, tên người thân, đồng nghiệp hay những sự việc vừa diễn ra.
- Quên đường về nhà, bối rối hay mất định hướng ở những nơi quen thuộc.
- Khó khăn trong dùng từ ngữ, gọi điện thoại, quản lý tiền bạc, học vấn đề mới.
- Thay đổi tính tình như: thô lỗ cộc cằn, ít biểu hiện cảm xúc, khí sắc dao động, sợ sệt, hoang tưởng …
- Giảm hứng thú với các hoạt động yêu thích, giảm giao tiếp xã hội, bị trầm cảm.
- Vận động và phối hợp động tác một cách khó khăn.

Suy giảm trí nhớ ít được quan tâm
Suy giảm trí nhớ là triệu chứng đầu tiên và là biểu hiện quan trọng của sa sút trí tuệ. Từ những dấu hiệu ban đầu của suy giảm trí nhớ, bệnh nhân có thể chuyển thành sa sút trí tuệ chỉ trong 3 năm nếu không được điều trị.
Tuy nhiên, tình trạng suy giảm trí nhớ hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Báo cáo của Hội thần kinh học TPHCM cho thấy, có đến 91% bệnh nhân suy giảm trí nhớ không được chú ý điều trị. Theo thống kê, 61% người có vấn đề về trí nhớ ở Úc và 74% ở Canada vẫn chưa được tầm soát khả năng nhận thức thường quy. 
Nguy cơ teo não vì suy giảm trí nhớ
Quá trình suy giảm trí nhớ phát triển thành bệnh lý sa sút trí tuệ gây ra những tổn hại nghiêm trọng và rất khó phục hồi cho não. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM từ tháng 11/2012 đến 4/2014 cho thấy, 100% bệnh nhân sa sút trí tuệ gặp những bất thường như teo não, tổn thương chất trắng, sang thương mạch máu, giãn não thất trong MRI não.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, một trong những tác nhân nguy hiểm có thể làm não teo đến 250 gram chính là gốc tự do. Độc chất gốc tự do tấn công các tế bào thần kinh được nhận định là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ. Gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, khiến liên kết giữa các tế bào giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó các chức năng não dần rối loạn, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Chính vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu trí nhớ có vấn đề, người bệnh phải chú ý và đi khám để sớm có biện pháp điều trị, cải thiện trí nhớ phù hợp.

Dự phòng và điều trị càng sớm càng tốt
Các chuyên gia y tế cho biết, đa số người bị suy giảm trí nhớ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện từ sớm. Biểu hiện của suy giảm trí nhớ rất đa dạng, có thể liên quan đến bệnh hoặc do tâm lý. Vì vậy, điều trị suy giảm trí nhớ gồm nhiều khía cạnh như điều trị nguyên nhân thực thể, điều chỉnh các vấn đề tâm lý, loại bỏ yếu tố nguy cơ…
Đối với nhóm suy giảm trí nhớ do bệnh thực thể, người bệnh thường đối mặt với các vấn đề như: tác dụng phụ của thuốc, rối loạn chuyển hóa, trầm cảm, thiếu dinh dưỡng. Ở trường hợp này, bệnh nhân có khả năng hồi phục trí nhớ nếu được điều trị đúng nguyên nhân. Còn những đối tượng suy giảm trí nhớ do tâm lý, người bệnh cần kết hợp với bác sĩ để tìm ra nguyên do và nhanh chóng giải quyết tình trạng bệnh.
Bên cạnh đó, việc dự phòng và điều trị chứng suy giảm trí nhớ còn phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ như gốc tự do gây hại. Nghiên cứu đã chứng minh, bổ sung các chống gốc tự do thiên nhiên có tác dụng ngăn chặn những đợt tấn công của độc chất này lên các tế bào thần kinh, phục hồi các chức năng của não, từ đó giúp cải thiện trí nhớ.
Ngoài ra, để phòng tránh suy giảm trí nhớ, cần thường xuyên thực hiện những hoạt động giúp động não như giải ô chữ, tính nhẩm, đọc sách. Các hình thức nghe nhạc, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng... cũng giúp tăng cường trí nhớ và duy trì sự năng động cho não.

Nguồn: OTIV

0 nhận xét:

Đăng nhận xét