Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Theo Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, trung bình mỗi năm nước ta có hơn 200.000 người bị tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ). Tỉ lệ tử vong do bệnh này cũng có tới gần 200.000 người/năm. Gốc tự do là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đột quy.

Bệnh viện (BV) Quân y 175 TP.HCM vừa tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân đột quỵ chỉ mới 17 tuổi. Là thanh niên mới lớn, khỏe mạnh, vóc dáng cao to, không nghiện thuốc lá và các chất kích thích, chẳng ai nghĩ anh N.V.Đ sẽ bị đột quỵ. Ấy vậy mà trong lúc đang vui vẻ cười đùa, Đ. bất ngờ ôm đầu kêu đau, nằm lăn ra đất, ho liên tục, ói ra máu…
Già, trẻ đều đột quỵ
Thời tiết nắng nóng là tăng nguy cơ đột qụy, nhất là ở người cao tuổi.
Nói về trường hợp mẹ mình, mắt anh N.V.T (TP.HCM) ngấn lệ khi sức khỏe của bà suy kiệt từng ngày ở quê dù đã chạy chữa đột quỵ gần một năm qua. Mẹ anh T. (68 tuổi) bị tiểu đường và cao huyết áp, lúc nào cũng phòng bị thuốc bên mình. Hôm bị đột quỵ, bà đang làm việc ngoài trời lúc nắng gắt tại thời điểm tháng 4 này. Cảm thấy khát nước, bà vô nhà ngồi xuống võng, ăn chưa hết miếng dưa hấu lạnh thì bỗng xây xẩm, ngã quỵ ra võng, ói mửa. Đưa đến Khoa Nội BV Đa khoa tỉnh Phú Yên, mẹ anh T. được chẩn đoán do ngộ độc thực phẩm, điều trị đến ngày thứ 3 thì yếu dần. Bà tức tốc được chuyển vào TP.HCM điều trị tích cực và phục hồi chức năng. “Nhưng đã quá muộn, mọi hy vọng đều tắt ngấm, mẹ tôi liệt toàn thân và hầu như không còn khả năng phục hồi” - anh T. bùi ngùi.
Tại các BV trên địa bàn TP như Thống Nhất, Chợ Rẫy…, số bệnh nhân lớn tuổi điều trị đột quỵ không ngừng tăng. Tại BV Nhân dân 115, nếu trong khi tháng 1 và 2 trước đó tiếp nhận khoảng 25 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày thì trong tháng 3 và 4 là từ 30-40 ca/ngày. Chưa kể lúc nào tại đây cũng có 160-170 bệnh nhân đột quỵ nằm điều trị. Tỉ lệ bệnh nhân TP.HCM chiếm khoảng 40%, các tỉnh lân cận khoảng 60%.
PGS. TS Trương Quang Bình, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho hay, đột quy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, trong đó 88% nguyên nhân là tình trạng nghẹt mạch máu khiến máu không đủ cung cấp để nuôi mô não, tình trạng dị dạng mạch máu não gây vỡ mạch máu dẫn tới xuất huyết não. Đối tượng thường bị đột quỵ nhất là từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngày càng có nhiều người trẻ mắc. Xơ vữa thành mạch máu do gốc tự do và thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa não là hai nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu não.
Số liệu do TS. BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng Khoa Bệnh lý Mạch máu não BV Nhân dân 115 kiêm Tổng Thư ký Hội Đột quỵ Việt Nam, đưa ra cho thấy bệnh nhân trẻ tuổi nhập viện vì đột quỵ tăng từ 1,7% lên 3% chỉ trong vòng 10 năm, trong đó tỉ lệ nam mắc cao gấp 4 lần nữ.
Trốn nắng cũng nguy cơ cao
Bác sĩ Trần Chí Cường, Trưởng Khoa Can thiệp mạch máu BV Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng, do xảy ra bất cứ lúc nào nên chẳng ai biết trước đột quỵ có rơi vào mình hay không. Đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào. Thường gặp nhất là té trong nhà tắm, ngoài đường; ngã quỵ khi đang làm việc, dự tiệc, chơi thể thao…
Giới chuyên môn khuyến cáo thay đổi nhiệt độ đột ngột làm nguy cơ đột quỵ tăng cao. Vào những ngày nắng nóng, nhiều người có thói quen tránh nóng bằng cách vào siêu thị, trung tâm thương mại… mà không biết có nguy cơ giảm thân nhiệt đột ngột, ảnh hưởng đến tính mạng. Nhiệt độ thay đổi đột ngột (từ 40 độ C xuống còn 17-21 độ C) sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ tức thì, mồ hôi không thoát ra được, tổn hại đến trung khu thần kinh. Biểu hiện nhẹ là lờ đờ, mệt mỏi, nói lắp, đau đầu, chóng mặt; nặng thì nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần, khó thở, có thể dẫn đến trạng thái hôn mê.
Theo Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, trung bình mỗi năm nước ta có hơn 200.000 người bị tai biến mạch máu não. Tỉ lệ tử vong do bệnh này là gần 200.000 người/năm.
Các chuyên gia lưu ý những đối tượng có nguy cơ cao tai biến mạch máu não như người cao tuổi, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường nên áp dụng sớm những biện pháp phòng ngừa. Bên cạnh việc hạn chế rượu bia, thuốc lá cần kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết, bổ sung thảo dược chống gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Trong ngày hè nắng nóng, người cao tuổi cũng nên cẩn trọng nếu đột nhiên cảm thấy hơi đau đầu, choáng váng, tê nửa người... Đây có thể là những triệu chứng báo trước khả năng phát sinh đột quỵ.
Theo TS. BS Nguyễn Huy Thắng, khi có các dấu hiệu đột quỵ, tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến BV gần nhất. Không nên tự ý sử dụng các thuốc ngậm dưới lưỡi để hạ huyết áp, thuốc không rõ nguồn gốc vì làm mất “thời gian vàng” có thể cứu sống các tế bào não.
Theo: OTIV

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Ước tính hiện nay, khoảng 20% - 30% người trẻ tuổi đang gặp các vấn đề về suy giảm trí nhớ. Điều này gióng lên hồi chuông báo động vì ngay ở tuổi trưởng thành, con người đã có thể bị suy giảm trí nhớ do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh trước sự gây hại của gốc tự do.

Một bệnh nhân lớn tuổi xăm xoi vỉ thuốc vì… đếm trước quên sau.

Lúc quên lúc nhớ…

Mới bước qua tuổi 40 không lâu nhưng anh T.C.B. (ngụ quận Thủ Đức, TPHCM) cứ hay “làm đâu quên đó”. Nhiều hôm có cuộc họp quan trọng ở cơ quan hay Lo lắng đi khám, anh B. được bác sĩ chẩn đoán có dấu hiệu giảm trí nhớ và kê cho anh nhiều loại thuốc nhưng bệnh tình vẫn chưa được cải thiện.

Bác sĩ Lê Đức Định Miên, Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM cho biết, suy giảm trí nhớ là bệnh lý mang tính thần kinh và khá thường gặp ở lứa tuổi trung niên cũng như tuổi xế chiều. Bệnh có khá nhiều biểu hiện, trong đó có những biểu hiện chủ yếu như: độ tập trung kém, giảm khả năng tư duy, đãng trí, hay quên...

Dẫn chứng cho bệnh lý này, bác sĩ Miên nhắc lại trường hợp điển hình của một người đàn ông trung niên ở Hải Phòng. Trên đường đưa đón con đi học về, ông ghé vô cửa hàng xăng dầu đổ xăng nhưng sau đó nổ máy xe chạy mà quên mất đứa con, mãi đến chiều đến khi về đến nhà vợ hỏi thì tá hỏa đi tìm. Cũng may bé đã được một người dân dẫn đến đồn công an trình báo.

Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cũng ghi nhận không ít trường hợp cả người già lẫn trẻ than phiền về trí nhớ gặp vấn đề. Thông thường, người bệnh suy giảm trí nhớ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lâu dài dẫn đến mất trí nhớ và sa sút trí tuệ. Sau tuổi 25, mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị hủy đi mà không có sự sinh sản thêm cũng ảnh hưởng đến trí nhớ.

Thống kê của Hội Thần kinh học TPHCM cho thấy, vào khoảng 40 tuổi, tỷ lệ sa sút trí tuệ chỉ chiếm 0,1% dân số; đến trên 65 tuổi, tỷ lệ này là 5% - 8%; sau 75 tuổi tăng lên 15% - 20%; và trên 85 tuổi, tỷ lệ sa sút trí tuệ chiếm đến 25% - 50% dân số. Nhìn chung, sau 65 tuổi, tỷ lệ sa sút trí tuệ tăng gấp đôi mỗi 5 năm.

Sa sút trí tuệ có các biểu hiện như: giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, mất khả năng nhận biết đồ vật… Bệnh diễn tiến xấu dần và người bệnh sẽ mất các khả năng tư duy cũng như tự chăm sóc cá nhân và cuối cùng dẫn đến tử vong. Bệnh không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn còn gây ảnh hưởng đến gia đình và toàn xã hội.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Các chuyên gia thần kinh đánh giá, với sự thoái hóa thần kinh, tuổi già sẽ xuất hiện các mảng xơ vữa lớn dần, làm hẹp các động mạch và làm giảm lưu lượng máu lưu thông đến các tổ chức, gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ, gây tai biến mạch máu não (đột quỵ). BS Trần Chí Cường, chuyên gia mạch máu BV Đại học Y Dược TPHCM cho biết, cứ 10 người bị tai biến mạch máu não thì có 3 người tử vong và một trong những nguyên nhân chính là xơ vữa thành mạch.

Nguyên nhân được ghi nhận là ngay ở tuổi trung niên, con người đã có thể bị suy giảm trí nhớ do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh trước sự gây hại của gốc tự do. Môi trường sống, stress hoặc thiếu một số chất quan trọng khiến các gốc tự do trong cơ thể con người không ngừng sản sinh và gây hại lên não.

Theo TS-BS Lê Thúy Tươi, sau tuổi 30, con người bắt đầu phải đối mặt với chứng suy giảm trí nhớ với những biểu hiện rất đơn giản như quên tắt điện khi tan ca, quên đính kèm file khi gửi email cho đối tác… Bệnh diễn biến âm thầm và trở nên nghiêm trọng theo tuổi tác.

Hiện chưa có biện pháp điều trị triệt để suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, nhưng các chuyên gia y khoa cho rằng thường xuyên hoạt động trí não, sống trật tự, có phương pháp, luôn đọc sách, giao tiếp xã hội, luyện trí nhớ, tập thể dục có thể duy trì khả năng tư duy.

Về mặt dinh dưỡng, BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho rằng cần bổ sung các chất chống gốc tự do từ thiên nhiên và không hút thuốc, nghiện rượu cũng như cân đối hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đường...
Theo OTIV

 OTIV - Cải thiện mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ


Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Thống kê cho thấy, sự lo lắng và căng thẳng trong công việc đã làm ảnh hưởng nặng nề đến giấc ngủ. Ước tính, con người hiện nay ngủ ít hơn khoảng 20% so với thế kỷ trước. Nguy hiểm hơn, mất ngủ gây ra nhiều hậu quả nặng nề đến sức khỏe con người và có đặc điểm là dai dẳng, khó chữa.

Nỗi lo công việc "đè" lên giấc ngủ
Theo Hiệp hội Giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ, thực trạng mất ngủ đang tăng cao như kết quả của một cuộc sống hiện đại. Khoảng 30%-40% người lớn nói rằng họ bị mất ngủ thường xuyên. Riêng tại Việt Nam, mỗi ngày, các cơ sở y tế tiếp nhận số lượng bệnh nhân khám về mất ngủ gấp 15 lần so với 4 năm trước đây.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, những áp lực nặng nề như doanh số, tiến độ công việc, chất lượng sáng tạo… làm cho con người luôn trong nỗi lo lắng kéo dài từ nơi làm đến giường ngủ. Vì thế, những người làm nghề đòi hỏi sự tập trung cao độ hay áp lực nhiều sẽ càng dễ bị mất ngủ, nhất là các nhà quản lý, người làm kinh doanh, nhân viên văn phòng… Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo, khoảng 20% dân số thế giới gặp căng thẳng quá mức trong công việc, trong đó 44% bệnh nhân stress gặp rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra, những người làm việc theo ca như công nhân, người bán hàng, lái xe… sẽ có giờ giấc không đều khi sớm, khi muộn. Hay các ngành nghề liên quan đến những công việc cần xử lý sau giờ hành chính như: kỹ sư công nghệ thông tin, kiến trúc… phải quản lý theo dự án, theo dõi khắc phục sự cố và làm việc liên tục với máy tính cá nhân nên thời gian thư giãn trước khi đi ngủ hầu như là rất hiếm. Điều này làm rối loạn nhịp sinh học và dễ gây ra mất ngủ.
Hậu quả trước mắt là mất ngủ làm cho cơ thể mệt mỏi, đầu óc nặng nề, không thể tập trung và ảnh hưởng đến công việc… Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ khiến con người hay cáu gắt, hoảng loạn và dẫn đến các bệnh: trầm cảm, đau đầu, tim mạch, suy giảm trí nhớ, mất trí, thậm chí là đột quỵ…


Mất ngủ và vòng xoắn bệnh lý
Các chuyên gia Thần kinh phân tích rõ: Những căng thẳng trong công việc làm các nhà máy sản xuất năng lượng tại các tế bào phải liên tục đốt các chất đường và các chất béo để cung cấp đầy đủ nhu cầu cho cơ thể. Tại đây, gốc tự do được sinh ra, gây tổn hại cho hầu hết các cấu trúc trên con người, đặc biệt là não.
Chúng tấn công vào mạch máu não, gây nên những tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến sự hình thành các mảng xơ vữa. Các “vật ngáng đường” này trực tiếp làm hẹp động mạch, cản máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não, làm tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng tới cấu trúc của hệ thần kinh, gây ra rối loạn giấc ngủ.
Ngược lại, bản thân mất ngủ cũng làm sản sinh ra nhiều gốc tự do và các đợt tấn công ồ ạt của chúng sẽ làm cho con người thêm căng thẳng, lo âu. Cứ thế vòng xoáy bệnh lý này ngày càng phức tạp, làm triệu chứng mất ngủ thêm trầm trọng hơn. 
Biến công việc hàng ngày thành sở thích
Không phải vô lý khi một ngày chỉ có 24 giờ mà mỗi chúng ta phải dành 1/3 số thời gian cho giấc ngủ. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài trên ba tháng với tần suất mỗi tháng 10 ngày thì mất ngủ sẽ trở thành mãn tính. Đáng nói hơn, việc điều trị mất ngủ không hề dễ dàng, mất ngủ 1 năm phải điều trị tối thiểu 3 năm mới điều chỉnh được giấc ngủ và các hoạt động, chức năng của não và cơ thể.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, mỗi bản thân nên tự tìm niềm vui trong công việc, dành nhiều thời gian để thư giãn, làm những việc đúng sở thích như nấu bữa ăn ngon cho gia đình, đi du lịch… nhằm làm giảm đi những áp lực trong công việc và cuộc sống. Đồng thời, cần bổ sung các chất chống gốc tự do thiên nhiên để bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não, trả lại nhịp sinh học bình thường cho giấc ngủ.
Nguồn : OTIV

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp đau nửa đầu là một trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và 11% người trưởng thành đang phải gánh chịu các cơn đau. Nguy hiểm hơn, những triệu chứng dễ nhầm lẫn giữa đau nửa đầu migraine và đau do đột quỵ não sẽ làm người bệnh chủ quan. Nếu chậm một phút trong cấp cứu đột quỵ não sẽ làm 2 triệu tế bào thần kinh chết đi, tính mạng bệnh nhân sẽ như “ngàn cân treo sợi tóc” (!).

Thống kê tại Mỹ cho thấy, 25% người bị đau nửa đầu phải tìm đến các dịch vụ chăm sóc cấp cứu. Còn tại Việt Nam, bệnh nhân thường tự ý sử dụng thuốc giảm đau và buộc phải “gõ cửa” bác sĩ khi cơn đau đã quá sức chịu đựng.


Các bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu vì cơn đau khủng khiếp ở một bên đầu thường có những biểu hiện bất thường như: đau đầu dữ dội, nôn mửa đến mật xanh, mật vàng, sốt cao, giảm hoặc mất thị lực, ù tai, co giật… Trong đó, có khoảng 1% người bị đột quỵ não và nếu bệnh nhân đau đến “dữ dội chưa từng có” thì khả năng đột quỵ não lên đến 25%.

Theo các chuyên gia thần kinh, đau đầu do đột quỵ não và đau nửa đầu migraine có những triệu chứng giống nhau. Vì vậy, cần hết sức chú ý những dấu hiệu của bệnh để kịp thời tránh những hậu quả có thể xảy ra.
Đau do đột quỵ não rất nguy hiểm với triệu chứng khởi đầu nổi bật là đau đầu được mô tả “đau đầu kinh khủng nhất trong đời” với sự đau buốt như muốn nổ tung. Bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn ý thức, nói ngọng, liệt tay chân... Đột quỵ não để lại hậu quả nặng nề và nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đau nửa đầu migraine thường là những cơn đau kéo dài từ 4-72 giờ, kèm theo triệu chứng sợ ánh sáng tiếng động, rối loạn tiêu hóa, tần suất cơn đau trung bình tùy theo hoạt động cơ thể… Tuy ít nguy hiểm hơn đau do đột quỵ não nhưng bệnh cũng gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống và nếu không được điều trị, lâu ngày bệnh dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất trí, trầm cảm, mất thị lực và mù vĩnh viễn.

Hậu quả của những cơn đau do đột quỵ não hay đau nửa đầu migraine là vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, tránh chậm trễ để xảy ra những điều đáng tiếc, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời ngay khi có những dấu hiệu bất thường.

Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu migraine và đau do đột quỵ não. Trong đó, gốc tự do nổi lên là một trong những tác nhân nguy hiểm. Chúng tấn công vào mạch máu não, thúc đẩy sự hình thành xơ vữa, làm hẹp lòng mạch, gây thiếu máu não, từ đó dẫn đến các triệu chứng đau nửa đầu, nguy hiểm hơn làm mạch máu bị vỡ, gây ra đột quỵ.

Bên cạnh đó, gốc tự do và các hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm và sản sinh chất gây giãn mạch làm tổn thương nội mạc mạch máu.
Tại tế bào thần kinh, gốc tự do phá vỡ liên kết giữa các tế bào thần kinh, gây kém dẫn truyền thần kinh và làm suy yếu chức năng cũng như hoạt động của tế bào. Những cơ chế rối loạn phức tạp của hệ mạch máu và hệ thần kinh dẫn đến rối loạn vận mạch, khiến mạch máu giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên cơn đau nửa đầu.

Ngoài một chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp luyện tập thể dục, giảm stress và duy trì các thói quen lành mạnh, bệnh nhân cần được bổ sung các chất chống gốc tự do thiên nhiên, như các hoạt chất có trong blueberry. Từ đó, giúp bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não, đồng thời duy trì tốt các hoạt động của não bộ.

Nguồn: OTIV
OTIV - Cải thiện mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ


Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Những năm gần đây, lượng bệnh nhân đến khám rối loạn giấc ngủ tại các cơ sở y tế ngày một tăng cao, nhất là ở các thành phố lớn.

Gốc tự do đang ngày càng làm chứng mất ngủ trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Bên cạnh những trường hợp mất ngủ vài tháng thì số ca bị bệnh kéo dài nhiều năm chiếm tỷ lệ không hề nhỏ. Thêm vào đó, sự gây hại của gốc tự do càng làm quá trình phòng và điều trị mất ngủ thêm khó khăn.

Đột nhiên… mất ngủ

Chị Thu Hà (29 tuổi, Q.Tân Bình) đến phòng khám chuyên khoa Tâm lý thần kinh của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong trạng thái vô cùng mệt mỏi vì bị mất ngủ hơn nửa năm nay. Mỗi đêm đều trằn trọc không thể chợp mắt, dù uống thuốc an thần chị cũng chỉ ngủ được 2 - 3 tiếng.

Nghiêm trọng hơn là trường hợp của bác Thanh (60 tuổi, Q.3). Khoảng 6 năm về trước bác bị rối loạn giấc ngủ mà không rõ nguyên nhân, ngủ chập chờn cả đêm và nhiều lần thức giấc. Dạo gần đây bác bị mất ngủ ngày càng nặng, cơ thể suy kiệt, luôn cảm thấy bực bội trong người và dễ cáu gắt.

Theo GS-TS Lê Đức Hinh - Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam, bên cạnh người cao tuổi và những người có bệnh thì người trẻ đến khám rối loạn giấc ngủ ngày một nhiều. Tuổi tác, áp lực rất lớn từ cuộc sống, thói quen sinh hoạt không tốt… là điều kiện để bất kỳ ai dù ở lứa tuổi nào đều có thể bị mất ngủ.

Thống kê tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng TP.HCM cho thấy lượng bệnh nhân đến khám vì rối loạn giấc ngủ tăng gấp 4 lần so với năm 2010, cụ thể trung bình có khoảng 400 trường hợp mỗi tháng.

Càng căng thẳng, càng không thể chợp mắt

Lý giải về những trường hợp mất ngủ như trên, GS-TS Lê Đức Hinh cho biết rối loạn giấc ngủ ở người trưởng thành nhất là ở độ tuổi trung niên, đa phần là do căng thẳng về mặt tâm lý.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, gốc tự do là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ. Gốc tự do âm thầm tấn công lớp nội mạc mạch máu, thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối. Từ đó, chúng ngăn cản máu vận chuyển ô xy và dưỡng chất đến não, gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, mất ngủ lại gây căng thẳng cho não bộ làm số lượng gốc tự do tăng cao, khiến cho “câu chuyện” mất ngủ ngày càng phức tạp.

Mất ngủ còn kéo theo hàng loạt những bệnh như đau đầu, rối loạn tiêu hóa, tim mạch, tăng khả năng xơ vữa mạch, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi. Riêng những tổn hại đến hệ thần kinh - não bộ, mất ngủ sẽ làm giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức, lâu ngày dẫn đến mất trí...

Cần thiết điều trị và phòng tránh mất ngủ

Các chuyên gia y tế cảnh báo, mất ngủ ở mức độ nhẹ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ chuyển sang mất ngủ mạn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của con người. Mất ngủ là hậu quả của gốc tự do và nhiều tác nhân khác tác động từ bên trong cũng như bên ngoài cơ thể.

Chính vì vậy, cần tìm ra nguyên nhân dẫn tới mất ngủ và có biện pháp toàn diện để phòng chứng mất ngủ, quẳng bớt những gánh nặng tâm lý không cần thiết để giảm lượng gốc tự do tấn công ở các tế bào gây nên tình trạng mất ngủ thường xuyên. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bổ sung các hoạt chất chống gốc tự do từ thiên nhiên có tác dụng tốt trong việc bảo vệ mạch máu não và tế bào thần kinh, điều hòa chức năng não, từ đó phục hồi nhịp sinh học bình thường cho giấc ngủ.
Theo OTIV

 OITV - Cải thiện Mất Ngủ, Đau Nửa Đầu, suy giảm trí nhớ

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Mới đây phòng khám và điều trị giấc ngủ của Trung tâm y khoa Hòa Hảo TPHCM tiếp nhận bệnh nhân không ngủ suốt 40 năm qua. Mất ngủ được các chuyên gia tâm thần gọi là căn bệnh của thời đại và đang gia tăng tại các thành phố lớn.


Nhiều người 30 - 40 năm mất ngủ

Đã 40 năm nay, bà Nguyễn Thị P. 58 tuổi ở Lê Văn Sỹ, quận 3 TPHCM chẳng đêm nào ngủ được tròn giấc. Căn bệnh mất ngủ đeo bám bà sau khi sự cố chia tay người yêu thời bà còn trẻ. Từ đó trở đi không đêm nào bà chợp mắt được. “Mỗi đêm tôi cố gắng lắm chỉ ngủ được 1-2 tiếng. Căn bệnh mất ngủ hành hạ tôi suốt 40 năm qua và người lúc nào cũng đờ đẫn”- bà kể lại.

Năm năm nay, bà P. trở thành bệnh nhân thân thiết của phòng khám và điều trị giấc ngủ ở Trung tâm y khoa Hòa Hảo. Tuy nhiên, căn bệnh trở nên khó chữa khi bà P. bị trầm cảm nặng, sống lệ thuộc thuốc ngủ.

Bác sĩ Phan Thanh Hải- Giám đốc Trung tâm này cho biết, từ ngày ra đời mỗi tháng nơi đây tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân đến điều trị bệnh mất ngủ nhưng 3-4 năm trở lại đây, mỗi ngày nơi đây tiếp nhận 50-70 bệnh nhân. “Mất ngủ và rối loạn giấc ngủ đang trở thành căn bệnh thời đại, hầu hết người bệnh đến khám chủ yếu sống ở các thành phố, công chức, kinh doanh, thậm chí là học sinh, sinh viên”- bác sĩ Hải nói.


Ngoài số bệnh nhân đến khám vì mất ngủ kéo dài 1-5 tháng, phòng khám này cũng tiếp nhận hàng chục bệnh nhân mỗi tháng bị mất ngủ kéo dài từ 5-10 năm qua, đặc biệt có nhiều bệnh nhân mắc bệnh mất ngủ đã 30-40 năm. “Có những bệnh nhân mất ngủ kéo dài phải lệ thuộc thuốc ngủ, nếu không họ cứ nằm xuống là mở mắt”- bác sĩ Đặng Văn Môn - Phụ trách khoa điều trị giấc ngủ ở đây cho hay.


Có đến 90% người đến khám ở BV Tâm thần TPHCM than phiền về bệnh mất ngủ. Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Thị Kim Thu - Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng TPHCM cho biết, có đến 80% bệnh nhân đến khám mắc rối loạn giấc ngủ, 5% trong số đó ở thời kỳ bệnh quá nặng.

“Những người làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ hay căng thẳng dễ bị mắc bệnh này. Nhiều nhất là các nhà quản lý, nhà kinh doanh, công nhân kỹ thuật, người làm việc liên tục với máy tính, lái xe”- bác sĩ Thu thống kê.

Theo bác sĩ Thu, trong năm 2010 mỗi tháng nơi đây tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân đến khám vì rối loạn giấc ngủ thì năm 2012 và 2013 đã tăng lên 400 ca mỗi tháng.

Theo bác sĩ Vũ Kim Hoàn- Phòng kế hoạch tổng hợp, BV Tâm thần TPHCM, mỗi ngày có hàng trăm người đến khám trầm cảm thì trên 90% bệnh nhân than phiền về bệnh mất ngủ, với mức độ từ vài tháng đến trên 5 năm.

“Mất ngủ là triệu chứng liên quan đến bệnh tâm thần”- bác sĩ Hoàn nói và cho biết nhiều người do ảo giác, như có ai đó chửi mình nên tức giận không ngủ được; có người hoang tưởng nên đêm đến là lo lắng, nằm xuống giường là không ngủ…

Căng thẳng, stress = mất ngủ

“Mất ngủ tưởng là căn bệnh đơn giản nhưng nó kéo theo bao bệnh khác rất nguy hiểm như bệnh tim mạch, làm tăng huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, đột tử trong đêm và tai biến mạch máu não”- PGS. TS Vũ Anh Nhị- Chủ tịch Hội Thần kinh học TPHCM cho biết.

Theo ông, thiếu máu não là nguyên nhân trực tiếp gây nên rối loạn giấc ngủ. Hiện bệnh này gặp ở mọi lứa tuổi do trong xã hội công nghiệp hiện nay, dưới áp lực của công việc, thương trường, học tập… làm cho con người căng thẳng quá mức.

Theo bác sĩ Vũ Anh Nhị, tại các động mạch nuôi não, gốc tự do tấn công vào thành mạch, gây nên những tổn thương dẫn đến sự hình thành, phát triển các mảng xơ vữa và cục huyết khối. Các “vật ngáng đường” này làm hẹp động mạch, cản trở máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não, làm tế bào thần kinh thiếu năng lượng gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là rối loạn giấc ngủ. “Thống kê có đến 80% trường hợp rối loạn giấc ngủ do tình trạng thiếu máu não”.

Theo bác sĩ Nhị, nhóm tuổi từ 18 - 30 tuổi, bị rối loạn giấc ngủ do áp lực công việc quá căng thẳng, rắc rối do tâm lý và các stress không vượt qua được, còn lại bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi.

“Người bệnh nên chủ động ngăn chặn và giảm thiểu các nguồn sinh gốc tự do như: Căng thẳng tâm lý, thiếu dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường, rượu bia, khói thuốc lá, chấn thương, nhiễm khuẩn”- bác sĩ Nhị khuyên.
Bác sĩ Trần Thị Kim Thu cho rằng giấc ngủ rất cần cho hệ thống thần kinh hoạt động tốt, mất ngủ dẫn đến không thể tập trung làm việc, dẫn đến những rắc rối trí nhớ…

Theo bác sĩ Thu, ngoài bổ sung các chất chống gốc tự do từ thiên nhiên cần áp dụng phương pháp vệ sinh tâm lý giấc ngủ như tạo thói quen thức ngủ đúng giờ, tránh dùng thuốc và các chất có thể kích thích thần kinh trung ương, tránh các căng thẳng tâm lý và chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý…
Nguồn: OTIV

 OTIV - Điều Trị Mất Ngủ


Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Nóng giận là cảm xúc thường gặp ở mỗi con người. Đáng nói hơn, các gốc tự do được sản sinh từ những cơn nóng giận sẽ “thừa cơ” gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nghiên cứu công bố trên tạp chí European Heart cảnh báo, nóng giận làm các cơn đau tim và đột quỵ tăng lên gấp nhiều lần.

Nóng giận gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe - Ảnh: T.Ngự  

Theo đó, các biến cố tim mạch có nguy cơ xuất hiện ngay lập tức sau những cơn giận bộc phát và nếu tần suất nóng giận 5 lần/ngày thì số ca bệnh tim mạch gấp khoảng 160 lần so với tần suất nóng giận 1 lần/tháng. Điều này không chỉ đơn giản gióng lên một hồi chuông cảnh báo, mà thể hiện rất rõ ràng mối tương quan giữa sự nóng giận và sức khỏe đang nhanh chóng trở thành một mối hiểm họa của thế kỷ 21.

Một lần nóng giận, độc chất thêm tích lũy

Theo các chuyên gia, nóng giận không hẳn là một cảm xúc xấu, thậm chí còn là bản năng tự vệ và giải tỏa cảm xúc của con người nếu được bộc lộ một cách có tự chủ. Tuy nhiên, khi lý trí phải “chào thua” cảm xúc thì sự nóng giận dần mất đi kiểm soát và nhiều hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra, dễ dàng làm “khổ mình, khổ người” (!).

Trạng thái nóng giận tác động đến tuyến thượng thận, làm tăng lượng đường trong máu, tim đập nhanh… Do đó, các nhà máy sản xuất năng lượng tại các tế bào phải liên tục đốt đường và các chất béo để cung cấp đầy đủ nhu cầu cho cơ thể. Đồng thời, quá trình này lại sinh ra nhiều gốc tự do gây hại khắp cơ thể.

Gốc tự do là những phân tử bị mất đi một điện tử và sinh ra trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể. “Bi kịch” là gốc tự do luôn “rình rập” để “chôm chỉa” điện tử ở các phân tử lân cận và làm sản sinh ra hàng loạt gốc tự do khác. Tiến sĩ Sharma, giáo sư bệnh học và phòng chống ung thư tại Đại học Y Ohio State đã ví gốc tự do như những “đội quân hung hãn” gây tổn hại cho hầu hết các cấu trúc trên con người, dẫn đến rối loạn chức năng và làm chết tế bào, là thủ phạm gây lão hóa và hơn 100 bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lý ở não.

Nóng giận gây nên nhiều bệnh

Trong cuộc sống ngày càng bộn bề nhiều áp lực, sự nóng giận càng trở nên thường xuyên hơn và song song đó, “đội quân” gốc tự do được “đà” gia tăng nhanh chóng, gây ra nhiều nguy hại lên cơ thể. Tại tế bào thần kinh não, gốc tự do làm rối loạn chức năng hoạt động của các tế bào, dẫn đến trí nhớ suy giảm, tập trung kém và tăng căng thẳng thần kinh (stress). Tại mạch máu não, gốc tự do gây tổn thương thành mạch, phát triển các mảng vữa xơ, làm lòng động mạch hẹp lại và giảm lưu lượng máu đến não, gây ra các chứng đau đầu, mất ngủ, chóng mặt...

Ngoài ra, khi nóng giận, cơ thể còn phải đối mặt với các nguy cơ bệnh lý như: viêm sắc tố da, tổn thương gan, phổi, viêm loét dạ dày, suy giảm hệ thống miễn dịch…

Kiềm chế cơn nóng giận

Kiềm chế sự nóng giận cũng là để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm, các chuyên gia khuyên nên có những phương pháp điều chỉnh tâm lý và cải thiện thể chất, cụ thể như:

- Làm chủ những cảm xúc tiêu cực nhất thời và kiểm soát hành vi của mình. Khi nảy sinh mâu thuẫn, không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân mà phải bình tĩnh lắng nghe, đối diện với vấn đề để có cách giải quyết đúng đắn.

- Buông lỏng toàn thân thư giãn. Tĩnh tâm, hít thở sâu 5 lần, dang hai tay ra để điều tiết cơ thể. Cố gắng tìm cách xua tan đi cơn giận như: tìm nơi yên tĩnh, uống nước, đếm từ 1 đến 10…

- Đồng thời, cơ thể cũng cần được trung hòa các gốc tự do có hại sinh ra vô số từ những cơn nóng giận. Một chế độ dinh dưỡng giàu các chất chống gốc tự do có thể giúp cơ thể tăng khả năng phòng vệ và ứng phó tốt trước các cơn nóng giận.

Nguồn: Báo Thanh Niên

 OTIV - Chống Gốc Tự Do

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế cho thấy, mỗi làn khói thuốc chứa khoảng 4.700 hóa chất khác nhau và 100.000 tỷ gốc tự do gây nguy hiểm cho cơ thể con Người.


Các hóa chất  nguy hiểm này xâm nhập vào cơ thể sẽ phản ứng liên tục gây hại nhiều bộ phận, tổn thương màng tế bào, làm thay đổi cấu trúc DNA và làm chết tế bào. Nhiều hoạt động trong cơ thể cũng làm sản sinh vô số gốc tự do như uống bia rượu, hoạt động thể thao bất thường, mất ngủ, căng thẳng, nóng giận, sử dụng thức ăn nhanh...

Nguồn: Otiv

 OTIV - Chống Gốc Tự Do

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Gốc tự do là nguồn gốc của sự lão hóa và hơn 100 bệnh tật nguy hiểm. Gốc tự do liên tục được sinh ra bởi các quá trình chuyển hóa trong cơ thể và các tác động từ bên ngoài. Ước tính, mỗi tế bào phải hứng chịu khoảng 10.000 gốc tự do tấn công mỗi ngày.


Một “gốc” hại muôn nơi

Gốc tự do là chất có hại, luôn trong tình trạng “đơn thân độc mã” nên thường xuyên “nhòm ngó” đến những phân tử “hàng xóm”. Lợi dụng lúc “hàng xóm” lơ là cảnh giác, chúng sẽ nhanh tay cướp lấy một điện tử để “có đôi có cặp” đủ đầy như một phân tử bình thường. Đương nhiên, khi này gã phân tử “hàng xóm” lại trở thành kẻ cô đơn, và tiếp tục đi “rình” những phân tử “lân cận” khác, gây ra chuỗi “bi kịch” kéo dài. Sau khi “cướp” điện tử, gốc tự do làm tổn thương màng tế bào, phản ứng mạnh với các phân tử protein, DNA và các axit béo, dẫn đến những biến đổi gây tổn hại, rối loạn và làm chết tế bào. Ở mức độ nặng, gốc tự do gây nên nhiều bệnh nguy hiểm và gây ung thư.

Số lượng của gốc tự do tích lũy theo tuổi và tác hại ngày càng nghiêm trọng. Dù vậy, ngay từ khi sinh ra, cơ thể con người đã phải đối mặt với gốc tự do. Tuổi tác ngày càng tăng thì số lượng gốc tự do cũng không ngừng sản sinh, tấn công vào nhiều bộ phận của cơ thể. Đáng chú ý, khi cuộc sống căng thẳng cũng là lúc “đội quân” gốc tự do “thừa cơ” gia tăng nhanh chóng, thúc đẩy sự lão hóa và làm các bệnh lý sớm phát triển.


Ảnh: Thanh Ngự
Chủ động chống gốc tự do

Các chuyên gia y tế cảnh báo, trong xã hội hiện đại con người sẽ chịu nhiều áp lực hơn do đó gốc tự do sản sinh nhanh hơn và nhiều hơn, tạo nên nhiều mối nguy cho sức khỏe. Vì vậy, cần chủ động đối phó với bệnh tật do gốc tự do gây ra càng sớm càng tốt, bằng cách:

- Giảm yếu tố tăng sinh gốc tự do: Gốc tự do không chỉ sinh ra từ các quá trình chuyển hóa trong cơ thể mà còn hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như: môi trường ô nhiễm (khói bụi, ánh nắng, phóng xạ…), khói thuốc lá, hóa chất, nhiễm khuẩn… Vì thế, cần hạn chế tối đa tác động của các yếu tố này.

- Bổ sung chất chống gốc tự do từ thiên nhiên: Một chế độ dinh dưỡng giàu các chất chống gốc tự do có thể giúp cơ thể tăng khả năng phòng vệ và trung hòa gốc tự do một cách hữu hiệu. Trong khẩu phần ăn hằng ngày, nên tăng cường các thảo dược, trái cây và rau củ vì đây là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống gốc tự do. Trong đó, Blueberry sinh trưởng ở Bắc Mỹ đã được nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng chất chống gốc tự do mạnh mẽ.

OTIV