Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Khi nói đến chuẩn bị tổ chức tiệc cưới, suy nghĩ đầu tiên đó là số lượng khách mời & thiệp cưới. Chính vì thế để thể hiện sự chu đáo, cẩn thận, đôi uyên ương cần lưu ý đặt thiệp cưới đúng mẫu, không sai sót về nội dung khi chuyển thiệp tới khách mời.
Nhiều đôi uyên ương vẫn nghĩ, việc đặt thiệp cưới không phức tạp, chỉ chọn mẫu, đặt in là xong, nhưng nếu không cẩn thận, cô dâu chú rể có thể gặp sai sót và phải in lại cả trăm, thậm chí hàng nghìn chiếc thiệp, gây tốn kém, mất thời gian.
1. Thời gian đặt thiệp
Đa số các gia đình đều gửi thiệp mời ít nhất trước đám cưới 1 tuần. Vì vậy, trước ngày cưới khoảng 3 – 4 tháng, cô dâu chú rể cần tìm hiểu về thiệp cưới và hoàn thành việc đặt thiệp trước 2 tháng để có thời gian kịp viết thiệp vừa gửi tận tay đến khách mời.
2. Mẫu mã thiệp
Hiện nay, các mẫu thiệp cưới rất đa dạng, có nhiều mẫu vừa sang trọng, vừa mang nét hiện đại, phù hợp với cả phong cách của các vị phụ huynh lẫn các cô dâu chú rể trẻ. Ngoài ra, nếu muốn khác biệt, độc đáo, đôi uyên ương cũng có thể chọn hai mẫu thiệp khác nhau, một kiểu truyền thống dành để bố mẹ mời khách lớn tuổi và một mẫu thiệp hiện đại, cá tính để cô dâu chú rể mời bạn bè trẻ tuổi. Hoặc, để tăng thêm tính tương tác, đôi uyên ương có thể chọn thiệp cưới theo tone màu tiệc cưới của mình.
Hiện bạn có thể tìm thấy nhiều mẫu thiệp đẹp ở các nhà cung cấp, tuy nhiên một số đôi uyên ương lại thích tự thiết kế thiệp cưới để ghi dấu ấn cá nhân đậm nét nhất. Việc tự thiết kế thiệp chỉ thích hợp khi cô dâu chú rể biết đôi chút về mỹ thuật, hoặc không ngại tìm tòi, học hỏi. Nếu quá bận rộn, đôi uyên ương nên dành thời gian để chọn mẫu thiệp có sẵn phù hợp nhất với mình, hoặc sử dụng dịch vụ thiết kế riêng của chính nhà cung cấp thiệp.
Ngoài ra, các mẫu mã thiệp dù hiện đại trẻ trung thế nào cũng cần đảm bảo đúng sự sang trọng mà thiệp cưới cần có. Các nội dung trong thiệp cũng phải đúng văn phong, chính tả tiếng Việt và đầy đủ tên họ của cô dâu chú rể cũng như song thân phụ mẫu. Các đôi uyên ương cũng không nên chọn thiệp quá nhiều hoa văn trang trí, rối mắt mà chỉ cần một điểm nhấn đặc biệt để gây ấn tượng với khách mời.
Một số mẫu thiệp:
wedding cards 4
Thiệp cưới theo mẫu Bao thư
wedding cards 3
Thiệp cưới 3D
wedding cards 1
Thiệp cưới 3D kiểu Nhẫn
wedding cards 2
Thiệp cưới Mỹ Thuật
3. Giá cả thiệp
Thiệp cưới không nhất thiết phải quá đắt, giá từ vài chục nghìn mới có kiểu đẹp mà nhiều mẫu mã cổ điển, truyền thống, giá từ 2.000 đồng – 5.000 đồng. Ngoài ra, cô dâu chú rể cũng không nên chi toàn bộ số tiền đã định để in thiệp cưới mà chỉ nên dành 80 – 90% ngân sách thiệp đã định. Ví dụ, nếu bạn có thể chi tối đa 5.000 đồng cho một tấm thiệp, thì khi đi tham khảo thiệp, bạn chỉ nên chọn các mẫu thiệp già từ 3.500 đồng – 4.000 đồng. Số tiền còn lại sẽ là chi phí dự phòng, giúp bạn giải quyết các vấn đề phát sinh như thiệp in bị hỏng, cần in thêm số lượng thiệp… Không nên chi sát ngân sách bởi khi có chi phí ngoài dự kiến, chắc chắc bạn sẽ phải tiêu nhiều tiền hơn ngân sách ban đầu.
4. Chọn nơi in ấn và chất liệu
Việc chọn nhà in là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các đôi uyên ương tự thiết kế thiệp. Một số nhà in không thể in đúng màu sắc như trong bản thiết kế của bạn, gây ảnh hưởng đến chất lượng, thẩm mỹ của thiệp cưới. Một lời khuyên dành cho các cô dâu chú rể là phải in thử trước vài tấm thiệp để xem chất lượng có đúng như mong muốn không, sau đó mới nên đặt in toàn bộ vài trăm tấm thiệp.
Hiện nay, khi đặt in thiệp cưới, không phải nhà in nào cũng có hợp đồng rõ ràng, nên cô dâu chú rể cần chủ động thảo sẵn hợp đồng, trong đó đính kèm một bản in thử với màu sắc, câu chữ ưng ý để làm tiêu chuẩn. Từ đó, bạn đề nghị nhà in xác nhận sẽ in thiệp đúng như mẫu in thử hoàn chỉnh để sau này khi có sai sót, bạn có bằng chứng để yêu cầu nhà cung cấp in lại các mẫu thiệp hỏng.
Chất liệu thiệp cưới cũng làm nên nét đẹp của thiệp. Cô dâu chú rể nên chọn loại giấy cứng cáp, không quá mềm để khi lên dáng, thiệp có độ chắc chắn và đứng dáng. Bạn cũng có thể chọn loại giấy sần hoặc giấy có cán bóng mờ thay vì các loại giấy trơn để tạo ấn tượng lạ, độc đáo cho thiệp cưới.
5. In thiệp dự phòng
Bạn nên in dư từ 20 – 30 chiếc thiệp cưới để phòng trường hợp viết sai, viết hỏng hoặc đột nhiên phát sinh thêm các vị khách mới. Đặc biệt, nếu phải in gấp, giá thành thiệp cưới có thể tăng lên gấp đôi hoặc đắt hơn giá cũ, vì vậy in thừa thiệp sẽ là lựa chọn thông minh.
6. Nội dung thiệp
Khi đặt thiệp cưới, hai gia đình cần chú ý nội dung thiệp dành cho nhà trai và nhà gái thường khác nhau. Nên việc thống nhất nội dung chuẩn, cách sắp xếp thứ tự tên, địa chỉ nhà, nơi đãtiệc cưới (sảnh cưới, tầng)  là điều cần thiết, tránh nhầm lẫn hai mẫu thiệp này với nhau.
7. Chính tả, kiểu chữ
Điều nhiều đôi uyên ương lo lắng nhất là sai lỗi chính tả trong thiệp cưới. Vì vậy, khi sửa mẫu thiệp lần cuối trước khi in, cô dâu chú rể cần rà soát kỹ, đồng thời nên để 1 – 2 người thân xem xét hộ, tránh lỗi sơ suất.
Trong thiệp cưới, các nhà cung cấp thường sử dụng 2 loại chữ là chữ viền kim tuyến và chữ nổi kim tuyến. Loại chữ nổi có đính thêm kim tuyến thường sẽ đắt hơn, nên khi đặt thiệp, cô dâu chú rể nên xem kỹ và ghi rõ trong hợp đồng loại chữ đã chọn.
wedding font   11
Font chữ Wedding 04
wedding font   12
Font Chữ Wedding 08
8. Kiểm tra kỹ khi lấy thiệp
Khi lấy thiệp, dù cô dâu chú rể sẽ cầm trong tay vài trăm chiếc thiệp nhưng cũng đừng quên kiểm tra kỹ màu sắc, chính tả, nội dung in trong thiệp bởi nếu tìm ra sai sót, bạn mới có thể yêu cầu nhà in sửa lại lỗi của họ. Khi đi lấy thiệp cưới, cô dâu hoặc chú rể nên đi cùng một người thân trong gia đình hoặc một người bạn cẩn thận để giúp bạn kiểm tra kỹ từng chiếc thiệp.
9. In thêm bản đồ
Bạn nên in bản đồ chỉ đường lên mặt sau thiệp, nếu nơi tổ chức tiệc cưới khó tìm hoặc phần lớn khách mời từ nhiều tỉnh đến tham dự.
Chương trình khuyến mãi Tặng 50% giá thiệp cưới từ HERA PALACE Vũng Tàu:
flyer ngay thuong 2
Hera Palace Vũng Tàu tặng 50% giá thiệp cưới

 Nguồn: Hera Palace

0 nhận xét:

Đăng nhận xét